Bạn có bao giờ mua hàng trả góp? Tại sao lại phải mua trả góp? Đương nhiên là tại vì bạn không có tiền dư, giá trị món hàng mà bạn cần lại khá cao. Vì vậy, để có thể có ngay món hàng mình cần, bạn chấp nhận một mức lãi suất hợp lý để được trả tiền sau, mỗi tháng một chút. Đây là một giải pháp hợp lý, có lợi cho cả ba bên: Người mua có ngay món hàng mình cần mà chỉ phải bỏ ra một khoản tiền nhỏ hơn nhiều so với giá trị món hàng; người bán tiêu thụ được sản phẩm; còn ngân hàng có thêm cơ hội cung cấp dịch vụ của mình.
|
Bây giờ, tôi đặt vấn đề theo hướng ngược lại: Có một món hàng mà lẽ ra khoản tiền bạn phải bỏ ra hàng tháng chỉ be bé thôi, thậm chí nếu không cần thì không mua nhưng người bán đề nghị bạn phải trả trước một số tiền lớn cho suốt năm và bạn bị ép sử dụng vì tiền đã trao mà cháo thì từ từ mới múc? Khác với trường hợp trên (ngân hàng ứng tiền cho vay còn bạn phải trả lãi), trong trường hợp này bạn là người cho vay (trả tiền trước khi sử dụng) nhưng chẳng ai trả cho bạn đồng lãi cả! Bạn có đồng ý không?
|
Ấy, đừng có gân cổ lên mà hét rằng: Hỏi vô duyên, bộ NGU sao mà mua?
|
Nếu người bán xoa dịu bằng cách... tặng bạn thêm một món đồ thì bạn nghĩ sao? Chắc chắn khi đó, vấn đề bạn quan tâm là giá trị và sự cần thiết của món đồ ấy. Nếu đó là một món hàng không đúng nhu cầu của bạn - cũng có thể là một món hàng tồn kho mà người bán tìm cách tống đi (theo kiểu bán hàng bundle mà tôi đã có dịp trình bày trên e-CHÍP số 5) thì lòng bạn có “hân hoan vui sướng” không? Hì hì, hỏi thế thôi chứ sướng sao nổi khi ôm một lúc hai thứ của nợ: tốn tiền cho cái mình chưa cần xài và phải xài cái mình không cần!
|
Dịch SARS đang làm cho các hãng hàng không và các khách sạn kêu trời như bọng. Nỗi đau của những doanh nghiệp loại này là: Nhiều khách hay ít khách, thậm chí không có khách thì chi phí cũng như nhau. Cũng vì thế, với họ, mỗi khách hàng đều đúng là một “thượng đế”. Làm sao để có khách đồng nghĩa với khỏi lỗ, không phá sản? Họ hạ giá dịch vụ để khách đến nhiều hơn. Một số hãng hàng không giảm giá vé 10%- 15%, một số khách sạn giảm tiền phòng đến 50%, thậm chí mời khách tới ở mà không tính tiền, chỉ tính tiền những dịch vụ khác.
|
Thiên hạ đang như vậy nhưng có một doanh nghiệp tương tự như vậy (chi phí gần như không đổi dù nhiều hay ít khách) thay vì làm tăng lượng khách hàng bằng cách giảm giá thì họ đề nghị khách hàng đóng tiền trước cả năm! Bạn thử tưởng tượng có khách sạn nào đó đang thừa phòng, muốn lấp đầy song lại đề nghị bạn đóng trước một năm tiền phòng, chừng nào vào ở thì trừ tiền, không ở thì mất tiền ráng chịu. Bạn có hân hoan, vui sướng “cống nạp” không?
|
Bạn sẽ trả lời là KHÔNG chứ gì? Chưa kể kèm theo đó sẽ là lời bình: “Chơi cha” như vậy ai mà chịu! Thế nhưng theo tôi, cũng có thể bạn trả lời là CÓ nếu:
|
1. Bạn chấp nhận “cống nạp” vì doanh nghiệp đó là VUA mà vua ở xứ mình thì thoái vị lâu rồi đấy bạn à.
|
2. Bạn muốn... lưu danh nên tham gia vào “Chương trình khuyến mãi lớn nhất trong lịch sử”!
__
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét