Bao Công kỳ án – Hồi 2

Vụ án xảy ra từ tháng trước, Nông văn Dân kiện Thương văn Gia về tội bán máy tính không bảo hành. Thương văn Gia một mực kêu oan, cho rằng máy không phải do y bán vì không có tem bảo hành.
Những tưởng phủ Khai Phong đã chịu thua, may nhờ email của bạn đọc eChíp gửi đến hiến kế, đại hiệp Triển Chiêu đã truy tìm và bắt được Chờ văn Thời. Y chính là nhân viên của Thương văn Gia, mượn danh nghĩa cửa hàng mua đồ dỏm về lắp máy tính bán cho Nông văn Dân, thu tiền bỏ túi riêng.
Bao Công truyền thăng đường, dõng dạc hỏi:
Bao Công: Chờ văn Thời, bổn phủ đã điều tra rõ, ngươi chính là kẻ đã giao máy cho Nông văn Dân. Trước công đường, ngươi có thừa nhận điều đó không?
Chờ văn Thời: Dạ bẩm Bao đại nhân, tiểu nhân xin nhận ạ.
Bao Công: Được lắm. Chiếc máy này do chính ngươi mua linh kiện về lắp chứ không phải hàng xuất ra từ cửa hàng của Thương văn Gia, phải không?

Bao Công xử án: Vụ án Còm-piu-tơ

Nông văn Dân: Bẩm Bao đại nhân, thảo dân là kẻ quê mùa chất phác. Bấy lâu nay thảo dân chắt chiu dành dụm được một món tiền, mang ra kinh thành mua về một bộ còm-piu-tơ cho con cháu nó xài cho mở mày mở mặt với chòm xóm. Thưa Bao đại nhân, thảo dân mua còm-piu-tơ tại cửa hàng của tên Thương văn Gia này đây ạ, có phiếu bảo hành hẳn hoi, xin kính trình Bao đại nhân xem qua.
Ấy vậy mà mới vài tháng máy đã hư hỏng trầm trọng, thảo dân mang máy đến bảo hành thì tên Thương văn Gia này nhất mực từ chối, bảo rằng hắn không có trách nhiệm ạ
Bao Công: Thương văn Gia kia, trước pháp đình, ngươi có nhận rằng phiếu bảo hành này do chính ngươi phát ra hay không?
Thương văn Gia: Bẩm Bao đại nhân, con xin nhận ạ.
Bao Công: Theo phiếu bảo hành này, còm-piu-tơ của Nông văn Dân vẫn còn trong thời hạn bảo hành, ngươi có nhận chăng?
Thương văn Gia: Bẩm Bao đại nhân, đúng ạ.
Bao Công: Hay a, thế bổn phủ hỏi tại sao ngươi không chịu làm tròn trách nhiệm của mình với Nông văn Dân chứ?

Đơn xin việc

Kính gửi: Tòa soạn báo eChíp – qua anh Hai Ẩu

Em xin tự giới thiệu, em là một sinh viên ngành CNTT mới ra trường không lâu, nay muốn các anh giới thiệu cho em một chỗ làm ngon lành, lỡ có bí quá cho em vô làm trong tòa soạn eChíp cũng được.

Khỏi cần giới thiệu kết quả học tập ở trường của em như thế nào, em chỉ xin giới thiệu kinh nghiệm làm việc cho quý anh tham khảo.

Nơi làm việc đầu tiên của em là Trung tâm Tin học của Văn phòng Ủy ban... Em xin trình bày suy nghĩ của mình tại sao xin vào đây: lúc em mới ra trường là lúc đề án 112 đang được quan tâm rất lớn, các Trung tâm Tin học của VP ủy ban là nơi chủ trì đề án này, một nhà trí thức trẻ như em cần phải bước chân vào để có thể biến những kiến thức chuyên môn của mình thành những lợi ích to lớn cho xã hội. Quả thật cũng có điều bất tiện lớn, đó là tiền lương quá bèo, chỉ có mấy trăm ngàn một tháng. Thế nhưng em vẫn chấp nhận. Vì sao ư? Em có 2 lý do. Lý do thứ nhất là lý tưởng cống hiến của tuổi trẻ (hic, các anh hãy cảm động đi chứ!). Lý do thứ hai là điều tưởng (như có) lý, em nói nhỏ các anh nghe: nghe đồn rằng kinh phí rót cho đề án này nhiều lắm, em hy vọng là dù lương có ít thật, nhưng lậu có thể nhiều vì biết đâu mình cũng sẽ được chia phần bánh to to...


Tâm sự kẻ mất dạy


Sau khi eChíp số 76 đăng chuyên đề về việc học, thi và cấp chứng chỉ tin học, một thầy-giáo-đã-mất-dạy tìm đến Hải Âu để tâm tình về việc dạy tin học của ông ta. Nguyên văn lời kể như sau:

Tôi là chủ một cơ sở dạy tin học, nhỏ thôi, nhưng cũng hơi bị... có uy tín. Vậy nên số lượng học viên cũng đông và có đều đặn, nhiều học viên ứng dụng được tin học tại nơi làm việc. Tôi cũng yên lòng với thiên chức đào tạo của mình. Thế nhưng mọi sự rắc rối lại bắt đầu từ đây.

Một người quen đến nhờ tôi “cấp” chứng chỉ tin học cho thằng con của ảnh để bổ túc hồ sơ xin việc. Đương nhiên là chuyện này không thể giải quyết được rồi, vì cậu ta có đi học ngày nào đâu, tôi phải “bảo vệ thương hiệu” cho chứng chỉ của mình chứ đâu thể bạ đâu cấp đó được. Tôi từ chối khéo, nhưng anh ta cứ nài nỉ và bảo rằng anh ta sẵn sàng “chi trả” cho việc cấp khống này, chứ còn bây giờ cần gấp lắm để bổ túc hồ sơ, đi học thì đâu có kịp. Tôi vẫn nhất quyết bảo vệ quan điểm của mình. Đến đấy thì anh ta không năn nỉ nữa mà mỉa mai: Chỗ quen biết tôi mới nhờ ông, vậy mà làm như có giá lắm! Đã vậy đây đ. cần ông nữa, để xem tớ có “mua” được chứng chỉ không! Quả nhiên, trong vòng một buổi anh ta đã khệnh khạng mang đến vỗ vào mặt tôi một cái chứng chỉ mới cáu, do một đơn vị cực kỳ uy tín trong ngành giáo dục cấp cho và chì chiết: Đừng có mà làm cao nữa nhé! Hic, tôi vừa quê, vừa mất đi một người bạn.


Tiện ít của Intenet

(ghi theo lời của một độc giả eChip)

Bữa ngồi dự tọa đàm trong Ngôi nhà CNTT của eChíp, em có nghe bác Phí Anh Tuấn của AZ Group nêu ý kiến đại để như sau: Bác ý đi qua bên Nhật, muốn tìm thông tin về nơi ăn, chốn ở, giao thông... chỉ cần vào internet truy cập là có ngay. Từ đó bác nêu lên đề nghị như thế này: muốn xã hội hóa tin học phải làm sao cho tin học đem lại hiệu quả cho nhiều người, một trong những cách làm là mạng internet phải làm sao để người ta có thể khai thác được các thông tin cần thiết một cách dễ dàng, thuận lợi.

Thú thật, ngay lúc đó em định đứng lên phát biểu ý kiến phản đối ngay, rằng ở xứ ta chuyện khai thác thông tin từ internet là... xưa rồi, Diễm ơi chứ đâu phải lạc hậu như bác Tuấn tưởng. Tiếc rằng em thấp cổ, bé miệng nên chưa có dịp phát thanh. Nay, em xin nói có sách, mách có chứng dẫn ra một số thí dụ chứng tỏ thông tin trên internet của ta tốt ơi là tốt!


Nghệ thuật bán hàng

Bài dưới đây được ghi chép từ một buổi tập huấn nhân viên bán hàng của một chủ cửa hàng máy tính. Dù là dành cho người bán hàng nhưng thiết nghĩ các Thượng đế khách hàng cũng xem qua thử, để thực hiện đúng phương châm: Biết người biết ta trăm trận trăm thắng!

Sếp: Có 3 loại khách hàng. Loại thứ nhất, thuộc dạng CỌP, là loại rành sáu câu, mở miệng ra là nói vanh vách về tính năng kỹ thuật, chủng loại linh kiện, giá cả... không thua gì... Phạm Hồng Phước. Đối với loại khách hàng này, trong ba đứa hãy chọn đứa dốt nhất là Cu Tèo ra tiếp.

Cu Tèo: Ủa, sao kỳ dzậy sếp? Gặp cỡ “sư phụ” như vậy thì em làm sao mà dám hát xiệc, cho em ra tiếp chắc em đành... dựa cột mà nghe quá!

Sếp: Quá đúng! Chính là vậy. Gặp loại khách hàng này chúng ta không dạy đờixí gạt được. “Hắn” muốn mua là mua, không là không, mình không thuyết phục được. Nói tóm lại, mình chỉ làm có một việc là giao hàng và lấy tiền, không giải thích cà kê gì cả. Nếu có nói chăng là hỏi thăm bà xã hắn có khỏe hông, thằng con học hành ra sao, hoặc... nói chuyện bóng đá! Không đưa thằng dốt nhất ra tiếp thì đưa ai? được, không

Loại thứ hai, thuộc dạng NAI, là Hai Lúa chính tông. Không phải nhà quê thiệt đâu nha, mà là nhà quê trong lĩnh vực tin học. Hắn chưa biết gì về tin học cả nhưng cần mua máy tính để “nâng tầm”. Đối với loại khách hàng này, Cu Tí là thằng không giỏi, không dở hãy ra tiếp.


Gửi em, ngày lễ Tình nhân

Em thương mến,

Thế là lại đến ngày Valentine, anh biết gửi gì đến em trong ngày lễ Tình nhân này?

Em ơi, anh vẫn nhớ mãi thuở ban đầu khi anh gặp em. Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, khi em ngồi ngơ ngác mắt nai bên chiếc máy vi tính, và anh như chàng hoàng tử chợt hiện ra giúp em sử dụng máy. Ôi, nếu đời này không có máy tính thì làm sao anh có dịp đến bên em để rồi tình ta chớm nở. Cũng vì thế mà hàng năm đến ngày lễ Tình nhân này, anh đều gửi đến em một món quà tin học để nhớ đến ngày ta gặp gỡ nhau.


Bí mật đô thị cổ

Năm 2504, một phát hiện gây chấn động trong giới khoa học. Trong khi xây dựng các công trình mới, người ta phát hiện dấu vết của một đô thị cổ cách đây năm thế kỷ. Địa điểm khai quật được xác định là thành phố Hồ Chí Minh của 500 năm trước. Phát hiện trọng đại này được so sánh với một phát hiện khác hồi đầu thiên niên kỷ: tìm thấy hoàng thành Thăng Long dưới chân thủ đô Hà Nội.

Ngoài những giá trị lịch sử của di tích, có một hiện tượng mà các nhà khoa học nát óc vẫn không lý giải nổi: Bên cạnh những kiến trúc còn sót lại, các hiện vật cổ, người ta còn tìm thấy vô số khối đá có hình dạng người rải rác khắp nơi trong khu vực đô thị cổ.

Đầu tiên, các nhà khảo cổ nhớ tới điển tích hòn vọng phu đã lưu truyền hàng ngàn năm trước. Đất nước ta trãi qua nhiều năm chinh chiến, biết bao người vợ mong ngóng chồng về đã ôm con hóa đá ở đầu non. Nghe kể rằng từ Bắc vào Nam có rất nhiều tượng đá vọng phu như vậy, và cũng nghe nói rằng vào cuối thiên niên kỷ trước có tượng đá đã bị người ta phá ra để… nấu đá vôi. Rất có thể, với tấm lòng trân trọng di sản, thành phố Hồ Chí Minh đã mang tất cả các tượng vọng phu ấy về để bảo vệ tượng thoát khỏi sự tàn phá của thiên nhiên và cả của con người.


Tam cố thảo lư

Một ngày đẹp trời, rất đẹp trời, khi con tim trào dâng sức sống và tinh thần làm việc dâng lên cuồn cuộn, tôi hăng hái bật máy tính lên để làm việc. Oái, chuyện gì xảy ra thế này? Vì cớ làm sao máy chỉ lên đưọc nửa chừng rồi đứng đó… ngó tôi mà không chịu tiếp tục?

Vẫn yên tâm và còn đầy nhuệ khí, tôi gọi điện ngay cho công ty Thượng hạng – nơi bán máy – để đề nghị bảo hành. Bên kia đầu giây nhận điện, nhưng yêu cầu tôi mang máy tới nơi thì họ mới bảo hành chứ không chịu cử người đến nhà tôi sửa máy.

Cũng được, tôi nhủ thầm, ngày xưa Lưu Bị cầu Khổng Minh còn phải tam cố thảo lư, huống chi mình cần sửa gấp cái máy tính thì ngại chi không chở máy tới nơi chứ. Vả lại, hôm nay là ngày đẹp trời, chở máy tính ra ngoài “dạo mát” một chút càng tốt.


Bác Ba Phi cũng chịu!

Ông già nhà quê ở miệt U Minh kể lể với Hai Ẩu:

Từ miệt dưới lên Thầy Gòn này, chỗ đầu tiên qua ghé là một cửa hàng bán máy tính xách tay. Chú em bán hàng khoe với qua là nó có mô-đen mới siêu mỏng, siêu nhẹ. Qua hỏi nó siêu mỏng, siêu nhẹ mần sao thì nó mới kể như vầy:

-       Tía biết hông, hôm qua con mới bán cho một ông khách cái máy tính xách tay siêu-mỏng-siêu-nhẹ. Giao hàng xong chừng một tiếng, bỗng ổng quay trở lại hầm hầm nổi giận, hỏi: “Mấy cha lấy tiền rồi sao không giao máy cho tui?” Lạ, rõ ràng là tụi con giao cho ổng rồi, có biên nhận giao hàng hẳn hoi mà, sao giờ dở chứng kỳ vậy. Ạ, hay là cha này đi tắc-xi, bỏ quên máy tính trên xe rồi bây giờ tới đây bắt đền. Tụi con dùng lời lẽ dịu ngọt để hỏi chuyện ổng (khách hàng là Thượng đế mà tía), nhưng ổng vẫn la lối um sùm. Thế rồi ổng mở cặp hồ sơ ra, hét lên: “Hồi nãy, tui bỏ nó vô đây, mấy ông có chứng kiến đó, vậy mà bi giờ nó đi đâu chớ?”. Lúc ấy, bỗng nhiên từ trong cặp rớt ra… một cái máy tính xách tay. Té ra là cái máy tính siêu mỏng, siêu nhẹ đến nỗi nó lẫn với xấp hồ sơ trong cặp mà ổng cũng không phát hiện ra được… Đó, “siêu” như vậy đó tía à, hổng tin tía cứ hỏi… bà xã con đi!


Kết quả khuyến mãi


Tuần qua, một đại gia công nghệ thông tin đã tổ chức rút thăm trúng thưởng cho chương trình khuyến mãi của mình. Giải thưởng quá bự: giải đặc biệt là một chiếc xe hơi, giải nhất là máy tính xách tay Centrino… Ngộ một cái là người trúng giải đặc biệt lại bợ luôn giải nhất, cộng thêm 3 giải tư, tổng cộng 5 giải. Ngộ hai cái là người đó không phải người tiêu dùng mà lại là đại lý bán hàng cho đại gia… Thấy cái vụ này có vẻ hơi giống với chuyện trúng-thưởng-có-sắp-xếp mà chuyên gia tư vấn đã cố vấn cho tôi bữa nọ, tôi bèn tìm tới chuyên gia để hỏi ý kiến và nghe bình luận.

Chuyên gia nạt ngay khi tôi đặt vấn đề:

-       Ê, đừng có suy bụng tui ra bụng người nghe ông! Mặc dù đại gia này không có “nhờ” tôi tư vấn, nhưng tôi chắc chắn chuyện khuyến mãi này là thật 100%, bốc thăm cũng vô tư 100%, chỉ là “xác suất” thôi ông bạn ạ. Vấn đề mà ông cần quan tâm lại ở chỗ khác kia!
-       Tiên sinh có cao kiến gì chăng?
-       Chính là ở “xác suất”. Ông hãy đọc lại quảng cáo khuyến mãi trên báo: Chương trình khuyến mãi Rút thăm trúng thưởng dành cho Người tiêu dùng. Như vậy đối tượng nộp phiếu trúng thưởng đại đa số (nếu không muốn nói tất cả) là người tiêu dùng. Và như vậy, tính theo xác suất thì đại đa số giải thưởng phải thuộc về người tiêu dùng. Thế nhưng thực tế lại khác, ngoài Cty K trúng 5 giải như ông đã nói, các giải còn lại cũng hầu hết thuộc về đại lý chứ không phải người tiêu dùng.


Lại chuyện trúng thưởng


Sau đợt khuyến mãi “mua hàng trúng thưởng” bằng cách tặng vé số (đã kể các bạn nghe ở tuần trước), công ty tôi trở lại tình trạng trầm lặng như cũ. Phải có một phương án quảng cáo khác thôi. Tôi lại tiếp tục tìm đến chuyên gia tư vấn để xin được hiến kế.

Lần này chuyên gia đề nghị phương án tổ chức hội thảo khoa học. Tôi hỏi lại:

-       Anh lầm rồi. Tôi cần là cần bán hàng chứ có cần nghiên cứu khoa học đâu. Với lại, có biết cái đề tài khoa học mô tê gì để mà trình bày tại hội thảo chứ!
-       Chính ông mới là ngây thơ! Thế ông tưởng mấy tay dự hội thảo của ông quan tâm đến khoa học à? Ông càng nói chuyên về khoa học thì các ngài ấy càng… không hiểu.
-       Đúng vậy. Tôi còn không hiểu nữa là người nghe tôi nói. Vậy thì hội thảo khoa học để làm gì?
-       Một cuộc hội thảo về khoa học nghe vẫn “cao cả” hơn một cuộc họp quảng cáo, người ta sẽ tự hào đi dự hơn, và xin phép cơ quan để đi dự nghe vẫn… có lý hơn. Còn trong nội dung họp, chủ yếu là ta quảng cáo, phát báo giá, ca-ta-lô sản phẩm, đâu có phiền hà gì?
-       Ra vậy, nhưng liệu người ta có đi dự không?


Sáng kiến khuyến mãi


Công ty tôi rất cần khuyến mãi để tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn. Làm thế nào để chi phí quảng cáo thấp nhất mà mang lại hiệu quả cao nhất?

Tặng quà khuyến mãi là chiêu quen thuộc nhất. Nhưng tặng cái gì? Tặng quà đắt tiền thì lỗ, tặng quà rẻ tiền thì khách hàng chê. Các bạn biết không, khách hàng “chảnh” lắm, họ chỉ khoái quà xịn thôi, tặng quà dỏm dỏm còn bị họ chọc quê nữa! Mà nói thiệt tình, gọi là tặng cho oai vậy thôi, chứ giá trị món quà nằm trong giá bán món hàng mất rồi, đúng như “lời xưa” đã dạy: Mua một cái, tặng một cái, tính tiền hai cái!

Muốn hấp dẫn khách hàng thì món quà phải thật giá trị, thật đắt tiền. Và muốn như vậy không thể chia đều mà phải giải quyết theo kiểu rút thăm trúng thưởng thôi. Vốn không có kinh nghiệm trong việc này, tôi đành tìm đến một công ty tư vấn.


Dọc đường gió bụi

Cả năm qua, “bình loạn thị trường” hơi có phần thiên vị các Thượng đế khách hàng, khiến cho nhiều người có cảm giác là Thượng đế luôn bị các người bán hàng xử ép. Nay nhân dịp cuối năm, xin được kể vài mẩu chuyện nho nhỏ để chứng minh rằng người bán hàng cũng là những kẻ rất… đáng thương và tội nghiệp!

Chuyện thứ nhất: Chuyện kể trên Tây nguyên

Anh P., chủ một doanh nghiệp máy tính ở Buôn Ma Thuột, vừa nhấp ly cà phê Ban Mê vừa kể:

Hồi năm 1997, thuở ở ta mới có Internet ấy mà, có một khách hàng đến đặt mua một máy tính với cấu hình cao nhất, mắc tiền nhất. Anh ta không đòi hỏi phải cài đặt phần mềm gì nhiều, chỉ cần làm sao có thể truy cập internet thật ngọt.

Một thời gian dài, không thấy anh ta yêu cầu bảo hành, bảo trì hoặc cài đặt lại chương trình gì cả. Tôi yên tâm rằng anh ta là một chuyên gia tin học, có thể tự cài đặt chương trình, tự xử lý những trục trặc phần mềm. Hơn thế nữa, là người thường xuyên truy cập internet để phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu của mình.


... và ông Bụt hiện ra


Ngày xửa ngày xưa, có một chú bé nhà nghèo, mồ côi cha mẹ. Ngày chú phải vào rừng đốn củi, mang ra chợ đổi gạo mưu sinh. Đêm đến, chú cặm cụi bên chiếc máy tính second-hand, dùi mài kinh sử, chờ đến khoa thi.

Của cải cha mẹ để lại cho chú chỉ có một chiếc máy tính second-hand, hư lên hư xuống nhưng vẫn khả dĩ sử dụng được. Khổ nỗi, có những lúc cần in ấn luận văn, tài liệu chú phải chép vào đĩa mềm rồi mang ra tận kinh thành để thuê in. Vừa tốn tiền thuê máy, vừa mất thời giờ đi xa, lại mất cả một ngày kiếm củi đổi gạo.

Một hôm, dù rất gấp in tài lệu để học, nhưng nhà không còn gì để ăn, chú đành vác búa vào rừng đốn củi. Sau một buổi trời mệt nhọc, nghĩ tủi cho phận mình lao đao vất vả, chú ngồi dưới gốc cây khóc tỉ tê. Đúng lúc đó, ông bụt xuất hiện. Ông đến bên chú bé, ôn tồn hỏi:

Làm thế nào để giới thiệu công nghệ cao?


Mẩu chuyện sau đây ghi được từ một hội nghị khách hàng của công ty Intel vừa được tổ chức hồi trung tuần tháng 11 tại TP. Hồ Chí Minh. Hy vọng rằng qua mẩu ghi chép này các bạn có thể tự trang bị cho mình thêm một phương cách để giới thiệu ứng dụng công nghệ hiện đại cho khách hàng.

Sau phần trình bày các công nghệ mới của Intel và các phương pháp tiếp thị, đến mục hỏi đáp,  đại biểu tỉnh X. xin có ý kiến:

Đại biểu (ĐB): Tui xin có ý kiến “théc méc”. Intel giới thiệu công nghệ Centrino cho máy tính xách tay rất là hay, với ưu điểm là kết nối không dây. Dzậy mà khi tui gạ bán được cho một ông sếp ở tỉnh tui, tui chả biết mần răng có thể kết nối không dây cho ổng cả. Thế là thế nào?

Intel: Intel xin được giải thích: kết nối không dây là một xu thế của thế giới và công nghệ không dây đang ngày một phát triển. Riêng tại Việt Nam hiện nay việc kết nối không dây chưa thực hiện được do chúng ta chưa các hot spot, Intel đang cố gắng thúc đẩy việc thiết lập các hot spot tại Việt Nam và trong thời gian không xa nữa việc kết nối không dây sẽ là hiện thực. Tuy nhiên, xin bạn cần chú ý rằng công nghệ Centrino không chỉ là kết nối không dây, mà nó còn 3 điểm ưu việt nữa là: tốc độ cao, trọng lượng máy nhẹ và thời gian sử dụng pin lâu… Thí dụ, bộ xử lý Pentium M 1.3 GHz dùng cho máy tính xách tay Centrino có tốc độ tương đương Pentium 4 1.8 GHz…


Mười hai bến nước

Mua máy tính ở đâu?

Hai anh chàng chuẩn bị bước vào quán ăn. Họ phân vân không biết vào quán nào giữa hai bên: một bên đông khách và một bên vắng khách. Một anh nói:

-       Tốt nhất là ta nên vào quán ăn đông khách. Bởi vì phải là quán ăn ngon, rẻ mới đông khách như vậy. Còn nếu không ngon, không rẻ - nghĩa là chúng ta bị lừa – thì cũng có thể tự an ủi rằng có nhiều người bị lừa giống chúng ta (vì quán này đông hơn!)

Khi các bạn đi mua máy tính chắc cũng có suy nghĩ giống như vậy. Khái niệm “đông khách” ở đây được mở rộng ra, ngoài nghĩa đen là đông khách thực sự, còn là được giới thiệu nhiều (qua báo chí, tờ rơi giới thiệu…)

Hì hì, tội nghiệp cho các bạn, bởi vì có thể niềm an ủi “có nhiều người bị lừa giống ta”  của bạn cũng bị tước đoạt trắng trợn. Muốn cửa hàng đông khách dễ ợt, chỉ cần dựng xe của nhân viên cửa hàng đầy trước cửa, còn bên trong thiếu gì người làm “ma-nơ-canh”. Tờ rơi của cửa hàng muốn giới thiệu gì mà chả được – ngay cả báo chí cũng còn có thể bị lừa nữa là! (xin lỗi các báo, cũng xin lỗi cả eChíp nếu chẳng may đụng chạm).


Bánh mì tin học

Bạn đã từng nghe rao "Bánh mì Sàigòn, đặc ruột thơm bơ. Bánh mì Sàigòn, một ngàn một ổ!"

Một ngày nào đó bạn sẽ nghe rao "Phần mềm quản trị bán hàng, hữu ích tiện dụng. Phần mềm quản trị bán hàng, năm chục ngàn một bộ!"

Non tháng nay, một phần mềm quản lý được tung ra thị trường đã làm xôn xao dư luận. Sự xôn xao nằm ở giá bán của nó. Đó là phần mềm Quản trị bán hàng do Lê Hồng Đức thực hiện và phát hành. Khác với thông lệ một phần mềm quản lý phải được bán với giá có đơn vị tính là triệu đồng, phần mềm này được bán với giá… 50 ngàn đồng!

Bài viết này không phân tích chất lượng và giá trị của phần mềm (eChíp và một số báo khác đã có bài giới thiệu), mà chỉ xem xét khía cạnh thị trường của "vụ việc".

Về phía người mua, được mua một món hàng xài được với giá bèo quả là sướng thiệt. Năm chục ngàn đồng là một cái giá khiến người ta chẳng đắn đo chút nào khi phải bỏ tiền ra. Nếu xài được thì tốt quá, còn nếu không thì sự mất mát chả đáng là bao. Thậm chí, người chưa có ý định sử dụng phần mềm quản trị cũng tò mò mua thử xem sao, và có thể, nếu phần mềm đáp ứng được nhu cầu của họ thì họ sẽ từ chỗ chưa có ý định sử dụng sẽ trở thành người ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc quản lý của mình. Như vậy, đây là một việc có tác dụng khuyến khích người ta ứng dụng công nghệ thông tin. Bằng chứng là chưa đầy 2 tuần kể từ ngày được giới thiệu trên eChíp, phần mềm này đã bán được gần 1000 bản. Một con số kỷ lục đối với phần mềm quản lý!


Vì sao Khổng Minh thổ huyết?


Thời Tam quốc, Trung Hoa chia làm ba nước: Ngụy, Thục, Ngô. Dù là ba nước, nhưng tất cả đều cùng chung tôn chỉ là phò nhà Hán. Vì thế, nên khi Hán đế cần củng cố triều đình bằng cách trang bị hệ thống mạng máy tính cục bộ thì Tào Tháo (nhà Ngụy) bèn mời Lưu Bị (nhà Thục) và Tôn Quyền (nhà Ngô) đến để lập dự án. Để khách quan công bằng, Thục và Ngô phải đấu thầu để chọn ra bên có uy tín phò Hán đế.

Phía Thục, Lưu Bị nhờ Khổng Minh Gia Cát Lượng lập dự án cho mình. Khổng Minh bấm đốt ngón tay - ủa lộn, bấm phím máy tính xách tay - suy tính rồi mỉm cười bảo Lưu Bị: Bẩm chúa công, thần liệu rằng phen này chúng ta thắng chắc bởi ba điều:

-          Thứ nhất, ưu tiên cho thương hiệu dòng dõi nhà Hán, chúa công đây là hoàng thúc, một sự bảo đảm hàng đầu cho thương hiệu.
-          Thứ hai: server và workstation của chúng ta lắp ráp bởi bá tánh đất Thục, công thiết kế và lắp đặt hệ thống mạng cũng do muôn dân, nên chắc chắn rằng chi phí sẽ rất thấp.
-          Thứ ba: binh tướng của ta là những người dày dạn kinh nghiệm trận mạc, một lòng tận trung báo quốc, nên chắc chắn rằng chất lượng kỹ thuật sẽ rất cao.