Vậy mà không phải vậy

1.
  • Mày không phải là thằng ngốc chứ?
Để trả lời câu hỏi này, nếu bạn dùng vắn tắt Phải hoặc Không thì e rằng dễ bị lộn!

Nếu trả lời Phải, thì có thể hiểu là: Phải, tao không phải thằng ngốc!, nhưng cũng có thể hiểu là Phải, tao là thằng ngốc chứ!

Nếu trả lời Không, thì có thể hiểu là Không, tao không phải thằng ngốc!, nhưng cũng có thể hiểu là Không, điều đó không đúng. Mà điều đó là không phải thằng ngốc, vậy phủ định của nó là: Tao là thằng ngốc.

Tóm lại, đường nào thì bạn cũng là… thằng ngốc cả!

Cũng tại tiếng Việt ta không có quy ước rõ ràng với cú pháp này. Không như tiếng Anh, cho dù câu hỏi phủ định (như câu trên, Aren’t you an idiot?) hay xác định (Are you an idiot?) thì cứ trả lời Yes là xác định, còn No là phủ định.


Pad nào cũng là pad!



Thuở xa xưa, trên đời có cái desktop -  nói cho đầy đủ là desktop PC, tức là cái máy tính cá nhân để trên mặt bàn. Khi người ta văn minh hơn, người ta tạo nên cái laptop - nói cho đầy đủ là laptop PC, tức là cái máy tính cá nhân để trên đùi (lap = đùi). Cứ theo cái đà ấy, ta có cái palmtop là cái máy tính để trên lòng bàn tay. Rồi đến nettop, là cái máy tính để ở trên… net! À, đến chú này thì các nhà sản xuất đặt tên hơi gượng rồi. Nettop là một cái máy tính cấu hình thấp, kích thước nhỏ gọn chủ yếu để lướt net. Chẳng qua là muốn dùng chữ top cho nó “đúng hệ”!


Yêu là khổ - Không yêu thì lỗ!

Ba Trợn bị choáng! Hắn suýt ngất khi nghe tin Apple cho ra đời iPad 4! Đau đớn như một kẻ thất tình, hắn lê bước tìm đến Hai Ẩu để tâm sự. Ba Trợn nức nở:
  • Anh Hai nghe tin gì chưa? Đêm qua Apple vừa cho ra mắt iPad 4. Chưa bao giờ Apple cho công bố sản phẩm mới sớm như vậy. Con iPad 3 mới ra lò được có mấy tháng, giờ đã ra iPad 4 rồi… Ứ hự, ứ hự…


Hỏi Hai Ẩu nghe tin gì chưa à? Đương nhiên là một chuyên gia sừng sõ như Hai Ẩu phải biết tin rồi chứ. Chỉ có điều là Hai Ẩu tỉnh bơ, dường như không một chút xíu hoang mang trước bất cứ chuyện gì xảy ra, chứ không thất thần như Ba Trợn.

Chạy doanh số


1.
Từ hồi còn nhỏ, chưa biết đến kế hoạch kinh doanh là gì thì Văn Tèo đã vô tình chạy doanh số. Ấy là hồi Văn Tèo còn vác cái thùng mốp đi bán cà rem. Bán đến chiều tối mà cà rem vẫn còn nhiều, chỉ có nước ăn cho hết. Nhưng mà ăn thì làm sao hoàn thành chỉ tiêu bán hàng, về nhà sợ bị má la, Văn Tèo ngồi khóc hu hu.

Lúc đó Văn Tèo gặp Văn Tí mếu máo ôm thùng cà rem đi tới. Văn Tí cũng bán ế nhệ và không dám về nhà. Văn Tèo bèn nghĩ ra một sáng kiến: Văn Tèo mua cà rem của Văn Tí, Văn Tí mua cà rem của Văn Tèo. Hai bên mua qua mua lại, mua bao nhiêu… ăn bấy nhiêu. Chẳng mấy chốc mà 2 thùng cà rem hết sạch. Thế là cả Tí và Tèo đều đã bán hết hàng, hoàn thành kế hoạch kinh doanh. Cả hai cùng thơ thới ra về !

Chuyện chạy doanh số đầu tiên trong đời Văn Tèo là như thế đó!


Thiệt là ác nhơn thất đức!


Hồi còn nhỏ, cu Tèo thỉnh thoảng lại nghe má chép miệng nói: Thiệt là cái lũ ác nhơn thất đức, có ngày Trời hại. Đó là mỗi khi có chuyện chi đó xảy ra trong làng, trong xóm về ai đó ác ôn làm khổ cho người khác, mà mấy bà nghe được. Chỉ là ngồi lê đôi mách tám chuyện với nhau giữa những người phụ nữ, ngồi nghe lỏm là mấy đứa con nít, chớ chẳng phải chửi rủa đình đám chi hết.

Lớn lên, câu chửi lũ ác nhơn thất đức đi theo cu Tèo. Là đàn ông, cu Tèo không ngồi lê đôi mách, nhưng trong bàn nhậu cái chuyện lôi ai đó ra để chửi là một điều cực sướng. Cứ lè nhè, lè nhè, cu Tèo và những cu Tí, cu Tửng khác tha hồ mà chửi mọi người với phong phú ngôn ngữ chửi: Ác nhơn thất đức, mất dạy, ngu ngốc, khốn nạn….


Bá Nha gặp Tử Kỳ như thế nào?


Bá Nha đang thất tình, thất nghiệp – nói chung là thất bại. Hết ngày dài lại đêm thâu, chàng trăn trở, quằn quại trong nỗi niềm riêng nào ai có thấu. Người xưa có nói: Tiền hết, tình cũng chết, Bá Nha đang rơi vào cảnh đoạn trường ấy. Chàng mòn mỏi ngóng trông một lời nhắn gửi theo gió ngàn của người tình đã bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ. Chàng miệt mài mong đợi một lời đề nghị của bậc quân tử nào đó gọi chàng đi làm việc. Tất cả chỉ là hư không, vắng lặng như tờ. Đêm đêm, Bá Nha cuộn mình rên rỉ hát: Người về soi bóng mình. Giữa tường trắng lặng câm…

Rồi một đêm kia, khi Bá Nha đang chìm sâu trong giấc mộng ưu tư thì có tin nhắn. Chàng choàng tỉnh giấc, lòng rộn ràng niềm vui. Ôi, nửa đêm khuya khoắt như thế này mà nhắn tin đến ta thì chỉ có thể là người tình bé bỏng. Nàng đã hết giận ta rồi. Bá Nha lim dim mắt, áp môi hôn lên chiếc điện thoại trước khi đọc tin nhắn. Rồi chàng đọc: Đất nền khu dân cư xxx, giá chỉ từ… Liên hệ số điện thoại: yyyyy. Bá Nha suýt lịm đi trước khi lên tiếng… chửi thề!


Nỗi lòng bang chủ cái bang


  • Kiều Phong! Bang chủ Cái bang Kiều Phong đây mà!
Phuc Nguyen reo ầm lên như thế khi thấy một đại hán rậm râu, dáng uy nghi nhưng sầu não đang thất thểu bước ngang cửa nhà. Phuc Nguyen vội vã bước ra mời đại hán vào nhà dùng chung rượu nhạt.

Khi đã an vị, Kiều Phong (đúng vậy, người ấy chính là Kiều Phong) ngỏ lời cùng Phuc Nguyen: Hảo bằng hữu, ta đa tạ các hạ đã mời ta đối ẩm, nhưng xin đừng gọi ta là bang chủ Cái bang nữa. Chắc các hạ đã biết, Cái bang cho rằng ta là người Khiết Đan và đã đuổi ta ra khỏi bang Ăn mày ấy rồi, họ không cho ta chơi chung nữa. Giờ ta là kẻ lang thang, không là bang chủ, chẳng còn bang hội bạn bè, ôi ta buồn lắm các hạ ơi!


Kẻ khốn nạn đệ nhất

Cõi âm cung một đêm thu trăng sáng, Diêm vương ngồi thưởng trà, lướt iPad để đọc tin tức trên trần. Ngài vừa xem vừa bần thần xao xuyến với hình ảnh gợi cảm của những ngọc nữ chốn dương gian trong các cuộc thi hoa hậu. Ngài vô cùng phấn khích với các ghêm sô, các ì-ven đình đám... Diêm vương chắt lưỡi tiếc hùi hụi, vì dù cho quyền uy tột bực ở một cõi địa ngục nhưng Ngài chả có gì... chơi hết.

Nghĩ ngợi hồi lâu, Diêm vương bỗng nảy ra một ý tưởng, Ngài móc điện thoại gọi ngay Ngưu Đầu và Mã Diện đến.

Diêm vương phán: 
  • Tổ chức ngay cho ta một ì-ven hay một ghêm-sô gì đó để cho ta giải sầu, đồng thời thu hút khán giả đến... xem địa ngục, để thu tiền quảng cáo nhé!

Thằng Bờm


Hai Ẩu gặp anh chàng này trong một buổi hội thảo về ứng dụng ERP trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, do một câu lạc bộ doanh nhân tổ chức. Anh ta gây chú ý ở chỗ tuy ăn mặc lịch sự bóng bẩy nhưng gương mặt ngơ ngơ ngáo ngáo, mắt thì mở to ngờ nghệch. Lại còn ôm kè kè một cái laptop Sony Vaio đời mới nhìn phát thèm (nhưng không bao giờ mở ra) nữa chứ!

Bằng kinh nghiệm của mình, Hai Ẩu biết ngay là thằng cha này chẳng hiểu mô tê gì về ERP cả, chẳng qua dự hội thảo này chỉ để làm kiểng thôi.

Rồi không chỉ sự kiện đó, một lô các sự kiện khác về công nghệ thông tin cũng đều có mặt anh ta. Hội thảo về ứng dụng phần mềm kế toán và quản lý do phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức, hội thảo về thương mại điện tử… Toàn là các hội nghị thứ dữ, vậy mà anh ta với gương mặt ngơ ngáo cứ đến dự, không biết để làm gì, có khi Hai Ẩu còn thấy trong lúc các chuyên gia uyên bác đang thao thao trình bày những giải pháp cao siêu thì chàng ta gục đầu xuống bàn ngủ khò khò!


Câu chuyện của chú Cuội


Chuyện xưa kể rằng nhìn lên trăng sẽ thấy bóng chú Cuội già ngồi bên gốc cây đa, nên đêm nay trăng tròn và sáng, Hai Ẩu cố giương mắt nhìn để tìm chú Cuội trên trăng. Nhìn hoài chẳng thấy, Hai Ẩu lẩm bẩm: Sao chẳng thấy Cuội đâu vậy ta?

Vừa nói xong, Hai Ẩu bỗng nghe có tiếng nói sau lưng: Ta đây nè, cứ ngó lên đó hoài làm sao mà thấy được?


Ngưỡng mộ đã lâu, xin cho biết quý danh!


Trong truyện kiếm hiệp, các tay hảo hán giang hồ khi gặp nhau lần đầu thường khách sáo nói: Ngưỡng mộ đã lâu, hân hạnh được diện kiến.

Còn khi gặp nhau mà chưa biết tên, họ sẽ lịch sự hỏi: Xin các hạ cho biết quý danh!


Đúng bài vở là vậy, có những trang tuấn kiệt mới hành hiệp chốn giang hồ, thuộc bài như cháo, cho nên gặp người lạ là mở miệng nói trơn tru ngay: Ngưỡng mộ đã lâu, xin cho biết quý danh!


Chuyện của tỷ phú



Thạch Sùng và Thạch Sanh là... 2 anh em. Thạch Sùng đầu tư chứng khoán, Thạch Sanh kinh doanh máy tính. Chẳng biết ai mời ai mà hôm ấy cả hai cùng nhau ngồi uống cafe và tán chuyện rôm rả.

Câu chuyện trong quán cafe là những chuyện thời sự vừa xảy ra. Thạch Sùng phát pháo trước:
  • Chú em biết không, bầu Kiên bị bắt có 3 ngày thôi mà thị trường chứng khoán Việt Nam đã bốc hơi 5,6 tỷ đô la.
Thạch Sanh trầm trồ:
  • Nghe đâu ngay trong ngày đầu tiên sau khi bầu Kiên bị bắt thì cổ phiếu của gia đình ông sụt giảm 164 tỷ đồng, và 3 hôm sau thì coi như mất toi 361 tỷ đồng.

Thôi chia tay từ đây


1.
Chẳng biết từ đâu và từ bao giờ các blogger gọi trang blog cá nhân của mình là nhà. Tạo một blog mới gọi là cất nhà. Vào xem blog của ai đó gọi là ghé nhà chơi.

Cách gọi này xem vậy mà lại rất chính xác. Trong rất nhiều blogger của cùng một website blog nào đó, có những nhóm blogger thường xuyên qua lại với nhau, để lại cho nhau những còm-men, tạo thành những xóm gồm nhiều nhà chơi chung với nhau (họ Add friendkết bạn với nhau).


Tôi có một giấc mơ


Tôi đang đọc một quyển sách - sách dịch - rất hay. Hay đến mức tôi sẽ không nêu tên quyển sách này cho các bạn biết đâu. Hứ, ai lại đi quảng cáo không công bao giờ!

Đó là một quyển sách của một tác giả nổi tiếng viết về một nhân vật nổi tiếng của một công ty nổi tiếng (chỉ riêng người dịch là... chưa nổi tiếng!). Nhân vật và công ty nổi tiếng này thuộc lĩnh vực IT, là lĩnh vực tôi đang làm việc và đang yêu thích. Phải đọc để hiểu biết thêm là điều tất nhiên!

Thời giờ thì hạn hẹp, nên tôi chỉ có thể đọc vào buổi tối, sau khi đã gút xong những việc cần làm trong ngày.


Bệnh thành tích

Dạo này dư luận xã hội và báo chí phản ứng khá mạnh mẽ đối với bệnh thành tích trong giáo dục. Thi tốt nghiệp chỗ nào cũng đạt hơn 99% mà thi đại học thì điểm 0 đầy trời. Học sinh xuất sắc, tiên tiến nhiều như sao trên trời, còn học sinh kém thì quý hiếm như... thú trong sách đỏ. Vậy mà kiểm tra trình độ học vấn thì chả ra làm sao!

Dư luận còn cho rằng bệnh thành tích không chỉ ở ngành giáo dục mà còn là căn bệnh nan y ở mọi ngành, mọi lĩnh vực. Nghĩa là không loại trừ ngành công nghệ thông tin. Hai Ẩu nghe mà đâm nhột.

Ngẫm đi ngẫm lại, Hai Ẩu tự nhủ là... đâu có?! Ngành ta tốt lắm mà! Nào là thành tích tin học hóa hành chính công này, nào là đưa tin học đến vùng sâu vùng xa này, nào là phổ cập tin học đến mọi người này... Xét ở lĩnh vực hành chính, có đề án 112 này, tỉnh - huyện - xã - phường nào lại chả có máy tính, có phần mềm, còn máy tính dùng vào việc chi, phần mềm có chạy được không thì đó là chuyện... không nên quan tâm làm gì! Đưa tin học đến vùng sâu vùng xa thì có quá nhiều đi chứ, nhưng ở những nơi đó... xa quá nên sau khi “đưa con sáo sang sông" rồi ai biết được nó bay đi đâu! Phổ cập tin học thì quá rõ ràng, bây chừ quá nhiều người biết “chat”, đâu nhất thiết phải là trí thức – sinh viên – học sinh; có đủ thứ người làm đủ thứ trò trên máy tính, kể cả dụ dỗ người ta làm cái chuyện... ò í e!


Bệnh viện

Ba Trợn ngồi lướt web đọc tin tức, rồi quay qua nói với Hai Ẩu:
  • Coi nè anh Hai, cái bệnh viện ở tỉnh này tệ thiệt. Bệnh nhân bị đâm, đem vô bệnh viện cấp cứu, vậy mà họ nói hổng sao, cứ để đó. Tới nửa đêm, bệnh nhân hấp hối, kêu cấp cứu họ cũng chẳng màng gì tới khiến bệnh nhân phải lìa đời rồi.
Hai Ẩu liếc qua trang web, rồi nói với Ba Trợn:
  • Ừa, cái tin này anh đọc rồi. Chú mày bấm vô cái link kia coi tiếp kìa. Bữa trước, cũng cái bệnh viện này nhận một nạn nhân tai nạn giao thông, họ phán rằng bệnh nhân chết rồi, biểu đem về chôn đi. Dè đâu khi sắp chôn mới biết bệnh nhân… còn sống!
Ba Trợn vừa lướt web vừa chép miệng than thở:
  • Mà đâu phải chỉ cái bệnh viện này, anh Hai đọc tiếp tin ở cái bệnh viện tít ngoài miền Trung nè. Họ thiếu trách nhiệm làm chết 2 mẹ con sản phụ. Lại còn đòi phải nhận tiền bồi dưỡng mới chăm sóc bệnh.

Bảo hành chu đáo

Máy tính của tôi bị hư!

Vốn là dân có nghề, tôi kiểm tra và biết ngay là nó bị hư mainboard. Chuyện nhỏ! Tôi vẫn còn giữ phiếu bảo hành đây mà, trong phiếu ghi rõ: Bảo hành 3 năm kể từ ngày mua. Tôi nhẩm tính, mới có 2 năm 10 tháng 20 ngày, còn tới 40 ngày nữa mới hết hạn bảo hành. Thế là tôi ôm máy ra nơi bán để bảo hành.

Cửa hàng bán máy tính này quả là lịch sự và nghiêm túc, họ xem xét phiếu bảo hành của tôi, bấm máy rà soát lại cơ sở dữ liệu, rồi hết sức nhã nhặn đồng ý bảo hành. Sau ít phút kiểm tra, họ thông báo cho tôi:
  • Máy hư mainboard rồi anh ạ. Tụi em đồng ý bảo hành cho anh.

Người thầy đầu tiên


Bà viện sĩ Antưnai Xulaimanôva về đến làng khi buổi lễ trọng thể khánh thành trường học sắp khai mạc. Mọi người đổ ra đường để nhìn bà, ai cũng muốn bắt tay bà. Có lẽ Antưnai Xulaimanôva cũng không ngờ sẽ được đón tiếp như vậy. Là viện sĩ, Antưnai từng dự nhiều cuộc họp long trọng, và luôn được đón tiếp nồng nhiệt và kính cẩn, nhưng nơi đây, trong ngôi trường làng bình thường này, thái độ niềm nở ân cần của dân làng đã làm bà hết sức bồi hồi cảm động.

Khi buổi lễ đang diễn ra hết sức trang trọng và vui vẻ, một bức điện tín được đưa đến: các học sinh cũ chúc mừng bà con trong làng nhân dịp khánh thành nhà trường mới.

Hiệu trưởng hỏi: Những bức điện này do ông lão đưa thư Đuysen mang về phải không? Bảo ông lão xuống ngựa, mời vào đây.

Nhưng Đuysen đã đi rồi, ông đi phát nốt thư trong làng. Còn viện sĩ Antưnai bỗng giật mình khi nghe đến tên Đuysen, gương mặt bà đầy vẻ ngượng ngùng, rồi ngập chìm trong nỗi ưu tư.

-----

13 con ốc

Cách nay chưa lâu, trên một tờ báo lớn có đăng bài báo tựa đề là “Sự kiện Intel và công nghệ 13 con ốc”. Bài báo gồm 2 ý chính: một là công nghệ lắp ráp máy tính tại Việt Nam chỉ là xiết đủ 13 con ốc, cắm dây vào là xong; hai là các nhà lắp ráp máy tính Việt Nam chỉ biết lệ thuộc vào Intel mà không cần biết là trên đời này còn có nhiều loại CPU khác (chạy tốt hơn nhiều!).


Vốn ẩu lại vô tâm nên Hai Ẩu đọc xong là… quên ngay, thế nhưng hôm rồi ngồi tán dóc với mấy nhà lắp ráp máy tính Việt mới thấy các đại ca ấy nổi giận thực sự. Xin kể lại đây để các bạn nghe chơi.


Điều bực mình thứ nhất của các đại ca là cái vụ 13 con ốc. Không phải vì các anh ấy lắp đến… 14 con ốc, mà nói như thế gần như phủ định toàn bộ công sức chọn lựa linh kiện, tinh chỉnh, thử nghiệm để lắp ráp nên bộ máy tính đạt được chất lượng cao với giá thành hợp lý (vâng, phải kể luôn yếu tố kinh tế nữa chứ không chỉ là yếu tố kỹ thuật). Chưa kể là còn phải xây dựng nên quy trình, đội ngũ bảo trì sửa chữa… tốn rất nhiều công sức.

Nỗi lòng Chu Du

Chu Du quá buồn bực, uất ức. “Thiên sinh Du hà thiên sinh... cả trăm cả vạn thằng Gia Cát Lượng?”, để chúng nó giật mất mối làm ăn của Du. Đó là cái vụ tin nhắn. Đầu tiên là World Cup, bóng đá Anh, rồi Champion League, rồi cả V-League nữa. Hừ, chỉ cần nhắn tin dự đoán kết quả trận đấu qua số điện thoại một chín chi chi là bạn sẽ trúng thưởng cái chi chi thật giá trị. Du nhẩm tính, mỗi trận bóng đá như vậy có cỡ trên 50.000 tin nhắn, mỗi tin 3.000 đồng, vậy là sơ sơ có hơn 150 triệu. Bèo nhất cũng lời hơn phân nửa số đó! 80 triệu, thiệt là thèm chảy nước miếng! Mà đâu chỉ vậy, bọn nó còn chế ra đủ thứ dự đoán để dụ nhắn tin: nào là đoán đội bóng ghi bàn sau, đoán tỷ số trận đấu… Hừ ước gì mình nghĩ ra trước để làm trước thì ngon rồi!

Du nghĩ đến chuyện khác. Không đá banh thì mình sẽ tổ chức cho bọn choai choai nhắn tin tải nhạc chuông, tải hình… Chưa kịp làm thì đã có thằng Gia Cát Lượng nào đó phỗng tay trên làm trước mất rồi. Tức quá, Chu Du bèn... thổ huyết!


Hàng chính hãng là sao?

Kính gửi anh Hai Ẩu,

Tôi định mua một cái máy in. Đi hỏi giá thì thấy người ta đưa ra bảng giá gồm 2 loại: chính hãngkhông phải chính hãng. Tôi đọc và so sánh rất kỹ, cả hai đều đúng là thương hiệu và model tôi định mua. Thông số kỹ thuật cũng y chang. Chỉ khác là một loại có dòng chữ chính hãng (trên bảng báo giá) còn một loại thì không. Điểm khác nhau thứ hai là loại không phải chính hãng giá rẻ hơn rất nhiều.

Tôi hỏi người bán rằng có phải loại không phải chính hãng là hàng giả, hàng nhái không mà giá lại rẻ thế? Anh ta giãy nẩy lên, cam đoan rằng đó đúng là hàng gin, hàng xịn – do cùng chính hãng sản xuất, rồi lôi ra cho tôi xem hàng cả 2 loại. Quả là y chang như nhau, không khác tí tẹo nào cả. Rõ ràng cả 2 đều do cùng một hãng sản xuất! Tôi ngạc nhiên quá!! Hay là một thứ loại A, một thứ loại B, phế phẩm? Người bán lại giãy nẩy lên, cả quyết rằng cả 2 đều là loại A, trên đời này không có loại B!


Ông già Noel

Túi quà trên vai, ông già Noel háo hức làm nhiệm vụ đem niềm vui đến cho trẻ em và cho tất cả mọi người. Ơ hay, mọi người đâu cả rồi? Chẳng ai mừng rỡ đón ông, thậm chí chẳng ngó ngàng gì đến ông già Noel cả!

Ngơ ngác đi loanh quanh một hồi ông già Noel cũng tìm ra câu trả lời. Té ra mọi người đang bu đen ở những nơi có tấm biển Siêu thị Điện máySiêu giảm giá. Ông già Noel nhăn mặt, nghĩ: Lại có một tay ông già Noel giả mạo nào giật mối của ta sao? Hắn tặng quà gì mà khiến mọi người chê ông già Noel thứ thiệt vậy?

Ông quyết chen vào đám đông để tìm hiểu rõ sự việc. Mọi người hét lên: Tới sau thì ra sau xếp hàng ông già ơi, không được chen ngang!

Ông già Noel phân trần: Tui là ông già Noel mà. Có chuyện gì mà bà con bu đông vậy?


Võ lâm ngũ bá

Hồng Thất Công ngồi gặm đùi heo trong một tửu quán nhỏ ven đường, vừa gặm vừa nhớ món đùi gà khoái khẩu nay không còn được xơi tự do nữa, do dịch cúm gà tràn lan. Tiếc đứt ruột! Thế nhưng Hồng lão gia cũng được an ủi phần nào, năm nay Cái bang của ông đã gầy dựng được thanh thế từ Bắc chí Nam. Ông gom đống tiền cắc trong túi để trả tiền cho chủ quán, ngồi ngẫm nghĩ những gì đã đạt được trong năm qua.

Trong túi ông chỉ toàn tiền lẻ và tiền cắc. Biết làm sao được, bang chủ bang ăn mày mà! Cái bang “gom tiền lẻ” từ những dịch vụ chút chút như dịch vụ Internet, phần mềm giá rẻ, máy tính giá bình dân, dịch vụ sửa chữa tận nhà... Được cái là cái bang của ông có mặt ở khắp hang cùng ngõ hẻm, phục vụ được rất nhiều cho lê dân bá tánh.

Chả bù với gã Tây độc Âu Dương Phong. Ngày nào y luyện đủ thứ võ công tà đạo với cóc nhái rắn rết, giờ đây y chuyên kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, hàng lụi... Thứ hàng hóa nào y cũng có, đắt tiền hay rẻ tiền, cao cấp hay thấp cấp, chỉ có điều hiếm có thứ nào là chính phẩm và đa phần là nhập lậu, bởi thế lợi nhuận rất là siêu. Nghe giang hồ đồn đãi rằng môn võ bí truyền Cáp mô công của y (môn võ công bắt chước con ếch) đã lên tới trình độ thượng thừa, mà ngày nay giang hồ thường gọi là “Bắt cóc bỏ dĩa”, chả có ma nào bắt và xử lý được những hành vi nhập lậu, bán hàng gian, hàng giả của y. Cũng lời đồn trong giang hồ cho biết rằng công việc kinh doanh của Tây độc Âu Dương Phong rất phát đạt.


Ôi ta buồn ta đi lang thang

 Hắn đi lơn tơn trên đường. Ngơ ngơ, ngáo ngáo. Ôi ta buồn ta đi lang thang, bởi vì đâu?

Đang lang thang, hắn thấy một đám đông người đang tụ tập, ngửa mặt lên trời nhìn gì đó. Thấy đông vui là mừng lắm, hắn tấp ngay vô đám đông và cũng ngửa mặt lên trời.

Hắn nhìn mãi, nhìn mãi mà chẳng thấy gì lạ. Chỉ thấy những đám mây, lúc thì thành hình con chó, lúc trông giống con heo, lúc thì trông giống... hắn.

Nhìn đã, hắn quay qua hỏi người bên cạnh: Thấy gì hông đại ca?

Người này vẫn ngước mặt nhìn trời, khẽ đáp: Suỵt, nhìn đi, ngó lên trời đi!

Hắn lại nhìn mãi, nhìn mãi mà cũng chẳng thấy gì. Chỉ thấy những đám mây, lúc thì thành hình con gà, lúc trông giống con vịt, lúc thì trông giống... hắn.


Hậu duệ của Trạng Quỳnh


1.

Chuyện ngày xưa Trạng Quỳnh đi đò ngang lâu ngày không trả tiền đò. Anh lái đó đòi nợ thì Quỳnh bảo:
  • Đợi đấy, ngày mai ta trả!
Rồi mua tre, nứa, lá làm một cái bè ở giữa sông. Xong phao lên rằng trong ấy yết thơ Trạng.

Người ta nghe nói có thơ Trạng, ùn ùn đi đò ra bè để xem. Người xem xong quay về, được hỏi: Có gì ngoài đó? Thì chỉ trả lời cộc lốc: Ra xem thì biết! chứ chẳng chịu nói mình đã đọc thấy gì. Cứ thế người ta càng tò mò, hết lượt này đến lượt khác đón đò đi xem. Anh lái đò được bữa đưa đò mỏi cả tay.


Kỹ năng mềm trên không gian ảo


Hai Ẩu ngồi cặm cụi đọc hết trang web này đến trang web khác, xong lại lui cui vô Facebook xem hết chỗ này đến chỗ nọ.

Một lúc sau, Hai Ẩu reo lên: Tìm ra rồi! Và Hai Ẩu gọi ngay cho Ba Trợn đến để thông báo phát kiến tuyệt vời của mình.

Hai Ẩu nói:
  • Chú em coi nè, thằng này nó đứng, ngồi trên đầu cụ rùa ở Văn miếu Quốc tử giám, rồi còn chụp hình đưa lên Facebook nữa!
  • Em biết vụ này. Thằng này bị dân tình lên án quá chừng. Mọi người còn đang đòi tìm ra nó để... làm thịt đó.

Có còn hơn không!

Khúc tình buồn là tên một bài thơ của Nguyễn Tất Nhiên, đã được Phạm Duy phổ nhạc với tựa đề Thà như giọt mưa.

thà như giọt mưa
vỡ trên tượng đá
thà như giọt mưa
khô trên tượng đá
có còn hơn không
có còn hơn không

Có lẽ vào một chiều mưa buồn nào đó Nguyễn Tất Nhiên đã ngồi bên bờ sông Đồng Nai, nhìn màn mưa mờ mịt trên sông mà sáng tác nên những vần thơ này. Giờ đây hắn cũng ngồi bên sông ngắm mưa, lòng dâng lên khúc tình buồn. Nhưng khác với Nguyễn Tất Nhiên buồn tình vì tương tư một cô Duyên nào đó, hắn buồn tình vì... buôn bán ế ẩm.

Chẳng biết tự bao giờ, thiết bị tin học ế thê thảm. PC ế đã đành, laptop cũng ế, chuyển qua iPad cũng chẳng ai mua. Càng bán ế càng phải giảm giá để khuyến mãi, càng giảm giá càng lỗ sặc gạch, vậy mà cũng không cải thiện được tình hình. Hắn nghĩ ra đủ chiêu để dụ khách hàng mua hàng, thậm chí bắt chước các quán cơm – phở cử người đứng ngay trước cửa tiệm giơ tay ngoắc người đi đường ghé vô ăn cơm, à không, vô mua hàng vi tính. Vậy mà nào có thành công, bởi vậy hắn rên rỉ hát:


Chiếc lá cuối cùng

Bạn đang liên tưởng tới bài hát Chiếc lá cuối cùng à? Rượu cạn ly, uống say lòng càng giá. Lá trên cành, một chiếc cuối bay xa... Không, không phải đâu bạn ơi !

Bạn đang nghĩ tới truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Henry à? Ừm, có thể đấy. Ta nhớ tới truyện ngắn này một chút nhé : Có một cô gái trẻ bị bệnh nặng. Cô nằm trên giường bệnh và nhìn ra của sổ, nơi ấy có một thân cây với những lá rụng tả tơi theo từng cơn gió. Cô tự nhủ thầm khi chiếc lá cuối cùng rụng đi thì mình cũng sẽ chia tay cuộc sống mãi mãi. Kỳ diệu thay, bao nhiêu chiếc lá đã lìa cây nhưng chiếc lá cuối cùng vẫn còn mãi. Cô gái lấy lại niềm tin yêu cuộc sống và qua khỏi cơn bạo bệnh. Sau đó cô mới biết rằng chiếc lá cuối cùng không phải chiếc lá thật mà là họa phẩm thiên tài của một họa sĩ già, người đã hy sinh tính mạng mình để vẽ chiếc lá trong những đêm giông bão, để giúp cô gái giữ được niềm tin cuộc sống.

Tôi cũng đang muốn nói với các bạn về chiếc lá cuối cùng, nhưng không phải Chiếc lá cuối cùng của O Henry, mà là chiếc lá... cải cuối cùng! Bạn biết không, nhân ngày Nhà báo Cách mạng Việt Nam sắp tới (21/06), đang dấy lên một cuộc tranh cãi và phê phán mạnh mẽ về những tờ báo lá cải, cả báo mạng và báo giấy.


Từ Thức có lên tiên?



Từ Thức say mê lập trình từ thời còn rất trẻ. Anh miệt mài suốt ngày đêm bên máy tính để viết chương trình. Ngày tháng thoi đưa, như con tằm nhả tơ, đến một lúc công trình tâm huyết của Từ Thức hoàn thành. Kể sao cho xiết niềm hạnh phúc của Từ Thức, anh đưa toàn bộ công trình phần mềm của mình lên mạng, cho mọi người download về sử dụng miễn phí. Mọi người ùn ùn download về, khen chê tíu tít, nhưng nói chung là rất thích thú. Về phần Từ Thức, dĩ nhiên anh chẳng thu nhập được gì cả vì miễn phí mà. Có người ái ngại cho anh, khuyên nên bán, thu tiền. Từ Thức cười nói: Vậy là tốt rồi! Sản phẩm mình làm ra có nhiều người sử dụng là niềm hạnh phúc lớn lao. Người ta dùng tức là chia sẻ niềm vui với mình đó bạn ạ!

Nhưng không ai có thể nhịn đói mà sống mãi. Từ Thức cần phải có tiền để tiếp tục duy trì sự sáng tạo của mình. Bạn bè nói với anh rằng: Lập trình không phải chỉ là lập trình, mà còn phải làm nhiều chuyện khác nữa để mang lại hiệu quả. Nghe lời, Từ Thức tiến hành các bước như sau:

Tiếng còi trong sương đêm

Câu đố của Nhân sư

Trong thần thoại Hy Lạp, nhân sư là một linh vật đầu người mình sư tử. Truyền thuyết kể rằng nhân sư đứng trấn ở thành Thèbes của Hy Lạp, nơi nó sẽ hỏi mọi người đi qua câu đố nổi tiếng: “Sinh vật nào buổi sáng đi bằng bốn chân, buổi trưa đi hai chân và buổi chiều đi ba chân”. Nhân sư bóp cổ ăn thịt những người không thể trả lời. Oedipus đã giải được với câu trả lời như sau: Con người — bò bằng hai tay hai chân khi là trẻ con, sau đó đi trên hai chân khi trưởng thành, và chống gậy đi khi đã già.

Cách đây hơn 10 năm, nhân sư lại xuất hiện ở cửa ngõ thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam, nó hỏi người ta một câu đố. Ai trả lời được mới cho vào thành phố, ai trả lời sai thì đuổi đi, hoặc... ăn thịt luôn! Câu đố đó như sau:

Điều gì, dịch vụ gì mà chúng ta tự nguyện dùng và phải trả tiền càng nhiều nếu nó phục vụ ta càng tệ?


Không có gì xảy ra cả!

Em năm nay là em thi đại học. Nói cho chính xác hơn là còn có mấy ngày nữa thôi em phải thi đại học rồi. Thật là không thể tệ hơn cho em khi bây giờ đang diễn ra Euro 2012, vì em rất ghiền bóng đá.

Đừng lo cho em phải thua độ bóng đá, không có việc gì xảy ra cả, vì em chỉ là học sinh, chẳng có tiền để cá độ đâu. Em là một học sinh không thể ngoan hơn đâu.

Cũng đừng lo cho em thức khuya xem đá banh, đàng nào em cũng phải thức khuya để học bài. Em không thể không thức và cũng vì thế không thể không nghe bình luận bóng đá trên ti vi. Mà chỉ nghe bình luận bóng đá thôi thì không có gì xảy ra cả, trận đấu vẫn tiếp tục (ấy là em nói ba em vẫn đang coi đá banh ấy mà).


Sherlock Holmes đã mất tích như thế nào?


Cha đẻ của Sherlock Holmes, ông Conan Doyle, đã cho nhà thám tử lừng danh biến mất như sau: Sherlock Holmes và kỳ phùng địch thủ của mình là James Moriarty cùng rơi xuống thác nước Reichenbach, chết mất xác.

Đó là một kết cuộc bi tráng, nhưng tiếc thay, nó không đúng. Việc mất tích của Sherlock Holmes là một bí ẩn mà chỉ một mình Hai Ẩu được biết, xin kể cho các bạn nghe (nhớ đừng tiết lộ cho ai khác nhé!).

Truyền thông 30 năm trước

Bạn có biết 30 năm trước truyền thông ở nước ta như thế nào không? Hãy nghe tôi kể câu chuyện này để hình dung ra nhé.
---

Tôi còn nhớ, một buổi trưa đang ngủ ngon lành ở ký túc xá thì thầy chủ nhiệm chạy qua kiếm, hối mặc đồ vô lẹ lên (mặc đồ chớ không phải thay đồ, vì lúc đó trên người có độc cái quần xà lỏn) để vô văn phòng trường cho nhà báo phỏng vấn.

Tôi vác bộ mặt ngáy ngủ, leo lên xe đạp cho thầy chở qua trường.

À, phải chú thích một chút chứ không thì lại thiếu thông tin. Đó là vào khoảng năm 1980, tôi đang học cuối năm thứ 3 trường Đại học Bách khoa TPHCM, ở ký túc xá gần trường - số 268 Lý Thường Kiệt, Quận 10.

Ghi nhận thứ nhất: Phương tiện truyền thông của giáo viên đại học đến sinh viên là... đạp xe đạp từ văn phòng khoa đến ký túc xá.


Đốt đèn tìm người hiền

Hai Ẩu rãnh việc, chả biết làm gì, bèn kéo Ba Trợn tới để... bàn chuyện triết học.

Chú em biết triết gia Diogène người Hy Lạp không? Không hả? Ừ thì cũng chẳng sao, để anh kể cho mà nghe. Ông này theo chủ nghĩa hoài nghi. Người ta kể rằng ban đêm ổng ngủ trong một cái thùng, còn ban ngày ổng xách một cái đèn đi lang thang. Người ta hỏi: giữa ban ngày ông đốt đèn làm gì vậy? Diogène trả lời: Ta đốt đèn đi tìm người hiền!

Ba Trợn hỏi: Vậy có tìm ra không anh Hai?

Hai Ẩu trả lời: Làm quái gì tìm ra, vì lúc đó anh Hai của chú có ở đó đâu! Nhưng im lặng nghe kể tiếp nè.

Mới đây, Diogène lại xuất hiện. Lão lò dò xách đèn giữa ban ngày lui cui đi tìm gì đó ở Matxcơva. Người ta hỏi: Ông đi tìm gì vậy? Diogène bảo: Ta đi tìm người hiền mãi mà không thấy. Putin nghe được, bực lắm nhưng chẳng biết nói gì.

Rồi Diogène xuất hiện tại Washington. Lão lò dò xách đèn giữa ban ngày lui cui đi tìm gì đó. Người ta hỏi: Ông đi tìm gì vậy? Diogène bảo: Ta đi tìm người hiền mãi mà không thấy. Obama nghe được, nhăn mặt nhưng chẳng nói gì.


Trả lại em yêu khung trời đại học

Hắn đang miên man suy nghĩ, dáng vẻ hết sức hoang mang và bần thần.

Hơn 30 năm trước, có anh chàng Bill Gates không thèm học đại học, thế rồi chàng ta gây dựng nên cơ nghiệp Microsoft và trở thành tỷ phú.

30 năm sau, lại có một anh chàng Mark Zuckerberg bỏ học đại học, để rồi tạo nên Facebook ảnh hưởng khắp toàn cầu, và bản thân mình trở thành tỷ phú khi tuổi đời chưa tới ba mươi.
Hắn tự hỏi : Như vậy có cần học đại học không?

Đó là nói ở phạm vi quốc tế, ở Việt Nam hắn vừa xem qua danh sách 100 người giàu nhất trên sàn chứng khoán. Có quá nhiều tỷ phú đâu có bằng đại học, như đại gia Đoàn Nguyên Đức (Hoàng Anh – Gia Lai) nè, như đại gia Lê Phước Vũ (Tôn Hoa Sen) nè... và còn vô số người mà hắn biết không hề có bằng cấp gì mà giàu nứt đố đổ vách.


Làm sao X được người trong mộng?

Đó là một buổi hội thảo mà diễn giả là Hai Ẩu. Gọi là một buổi hội thảo về văn học cũng được mà toán học cũng được. Đối tượng tham dự gồm đủ mọi thành phần. Diễn giả đặt vấn đề: 
  • Làm sao X được người trong mộng? Thưa các bạn, xin các bạn hãy cho biết ẩn số X ở đây là gì?
Hội trường thoáng xôn xao bàn tán một chút, rồi có câu trả lời.
Bọn trẻ 9X và một số 8X khúc khích cười, nói ngay:
  • Hí hí, X là... XXX chớ còn gì nữa mà phải hỏi!
Các đại gia trong giới kinh doanh đưa mắt nhìn nhau hội ý rồi trả lời:
  • X là Bán. Làm sao bán được người trong mộng. Được giá là bán.

Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn


Em đâu có buồn phải không em? Vì hè đến cũng là lúc em nôn nao chọn trường, ôn thi đại học. Lo âu nhiều mà háo hức cũng lắm.

Bạn đâu có buồn phải không bạn? Bạn đang lăng xăng tổ chức ngày hội tư vấn tuyển sinh. Nói cho thật lòng thì một đàng là vì định hướng tương lai cho thế hệ trẻ, nhưng đàng khác quan trọng hơn là tìm đầu vào cho trường đại học của bạn, bạn nhỉ ?

Em không buồn. Bạn không buồn. Vậy ai mỗi năm đến hè lòng man mác buồn? Tôi đây bạn ơi!


Kinh doanh gì?

Trong điều kiện kinh tế khó khăn chung như hiện nay, một tổ chức quốc tế đã khuyến cáo là đối với những đất nước đang phát triển như Việt Nam nên hướng đầu tư vào 2 mảng chính: Y tế và Giáo dục.

Hai Ẩu ngồi bàn với Ba Trợn về gợi ý này. Ba Trợn nói:
  • Khuyến cáo này nghe có vẻ hợp lý. Nếu nói ở góc độ vĩ mô thì là nhà nước đầu tư, còn ở góc độ vi mô thì là doanh nghiệp bọn mình kinh doanh. Kinh doanh giáo dục không lo ế, kinh doanh y tế cũng vậy. Vậy bây giờ mình mở trường tư để thu tiền học sinh, mở bệnh viện tư để chữa bệnh hay đi buôn thiết bị y tế, dược phẩm?
Hai Ẩu lắc đầu, không đồng ý:
  • Có thể gợi ý trên đúng với quốc gia nào đó, nhưng với Việt Nam thì theo anh đó lại là 2 mảng khác chú em ạ. Hai mảng đó là kinh doanh danhkinh doanh tâm linh.

Hội

Hội thường là tổ chức tự nguyện của các cá nhân, tập thể hoạt động trong một lĩnh vực nào đó, có cùng chung sở thích, nguyện vọng, mục tiêu phát triển. Hội Tin học cũng là một cái hội như vậy.

Vì là người hoạt động trong lĩnh vực tin học, nên tui nảy ra ý tưởng muốn tìm hiểu xem hội Tin học tỉnh nhà ra sao, ban chấp hành hội gồm những ai, ở đâu để mình còn tìm cách tham gia, biết đâu hội có thể giúp đỡ được cho mình hoặc mình hỗ trợ gì cho hội.

Search Google một hồi tui cũng tìm ra được danh sách ban chấp hành hội đương nhiệm. Tui đọc được một vài cái tên quen biết. Đặc biệt có một cái tên quen lắm mà tui cố nhớ vẫn không nhớ được mình quen cái ông này hồi nào, ở đâu. Cuối cùng tui cũng nhớ ra, đó chính là... tui!

Má ơi! Vậy bấy lâu nay tui là ủy viên ban chấp hành hội Tin học tỉnh nhà mà tui không biết? À không, không nhớ chứ không phải không biết. Bây giờ thì nhớ rồi, hồi nào ấy có một cái đại hội thành lập hội tin học, và dường như là tui đã được bầu vào ban chấp hành. Thế nhưng năm bảy năm đã trôi qua rồi, cái hội ấy có hoạt động gì đâu. Từ ấy đến giờ tui có được thông báo hoạt động hội, mời họp ban chấp hành hay sinh hoạt gì đâu, làm sao mà nhớ được!
...

Vòng quanh thế giới trong 80 ngày

Ngày 2 tháng 10 năm 1872, Phileas Fogg khởi hành từ London bắt đầu chuyến hành trình vòng quanh thế giới trong 80 ngày của ông theo một cuộc cá cược. Đến ngày 21 tháng 12 năm 1872, Phileas Fogg đã về đến London, đúng 80 ngày và thắng cược.


Đó là câu chuyện kể trong tiểu thuyết Vòng quanh thế giới trong 80 ngày của Jules Verne.
Năm 2012, Phileas Fogg đến Việt Nam theo lời mời của một số người bạn, và chấp nhận tham gia một vụ cá cược mới : Vòng quanh Việt Nam trong 8 ngày.

Hành trình được xác định là từ thành phố Hồ Chí Minh đến Hà Nội và quay về theo quốc lộ 1. Điều kiện là phải đi bằng đường bộ, dùng các phương tiện vận tải công cộng (không được di chuyển bằng máy bay). Khi qua mỗi tỉnh nằm trên đoạn đường này phải có đóng dấu xác nhận của địa phương, để buộc ông không được đi xe khách liên tỉnh đường dài. Để tăng thêm sự khó khăn cho Fogg, nhóm bạn cá cược còn buộc ông phải sử dụng một số tiền mặt cố định, không được xài thẻ ATM.


Nếu mà không biết thì tra Gu-gồ!

Tên đường phố ở nước ta được đặt theo tên danh nhân lịch sử - văn hóa. Bỏ qua những chuyện ngớ ngẩn, kiểu như ở TPHCM có đường Trần Hưng Đạo A, Trần Hưng Đạo B (tức là có 2 ông Trần Hưng Đạo), hay có đường Đinh Tiên Hoàng không xa mấy đường Đinh Bộ Lĩnh (cứ coi như một đường đặt cho ông khi chưa làm vua, và một đường là đặt cho ông khi đã làm vua rồi)... thì tên đường cũng là một cách gợi cho ta nhớ lại lịch sử.

Lịch sử thì không phải ai cũng biết, cũng thuộc, cho nên nhiều khi đi trên con đường mang tên vị danh nhân ấy mà chẳng biết ông là ai, có công trạng như thế nào.

Ca dao (thời nay) có câu rằng:

Dân ta phải biết sử ta
Nếu mà không biết thì tra Gu-gồ!



Khổng Tử có bao nhiêu học trò?

Lâu rồi Khổng Tử đã lui về ẩn dật. Tưởng nhân thế đã quên Ngài, bỗng dưng có một cậu nhóc tuổi 9x đến tìm gặp. Cậu lễ phép hỏi:
  • Thưa đức Khổng Tử, chẳng hay Ngài có bao nhiêu học trò ạ?
Khổng Tử khẽ nhíu mày suy nghĩ, rồi trả lời:
  • Bản thân ta chẳng nhớ rõ mình có bao nhiêu học trò, nhưng theo hậu thế kiểm đếm dùm ta thì ta có khoảng 3.000 học trò, trong đó có 72 học trò giỏi, gọi là thất thập nhị hiền.
Nghe qua, cậu nhóc mỉm cười nói:
  • Có 3.000 học trò thôi à? Thưa đức Khổng Tử, Ngài có dùng Facebook không ạ? Ngài có lập fanpage chưa ạ?

Hai Ẩu làm tiếp thị

Tình hình là công ty của Hai Ẩu vừa sản xuất và phát hành một sản phẩm phần mềm giáo dục dành cho trẻ em cấp 1. Đó là một game vừa chơi vừa học.

Sản phẩm ra đời cần được tiếp thị và quảng bá để khách hàng biết đến và mua. Vì vậy nên Hai Ẩu cử nhân viên đi trực tiếp giới thiệu sản phẩm đến các cháu bé.

Nhân viên về báo cáo lại như sau:
  • Em đem laptop tới cho một thằng nhóc chơi thử. Nó khoái quá trời luôn, chơi say sưa.
Hai Ẩu cười híp mắt:
  • Phải vậy chớ! Phần mềm của anh hay lắm mà. Vậy là chú bé ấy mua đĩa chứ?
  • Dạ không, không mua.
  • Ủa, sao kỳ vậy? Nó không có tiền à?
  • Dạ không phải. Nhà nó không có máy tính. Vậy mua phần mềm về cài vô cái gì để chơi hả anh?

Đừng kể cho ai nghe


Các bạn có tìm hiểu về truyền thông trong thời đại số không?

Tôi thì quan tâm lắm các bạn ạ. Theo các nghiên cứu gần đây thì phương tiện truyền thông hiệu quả nhất hiện nay không phải là quảng cáo trên báo hay trên TV, không phải tin bài đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng không phải các website chính thức của công ty, mà chính là social media.

Social media, diễn tả một cách đơn giản, bao gồm mạng xã hội, diễn đàn, blog... đó là những nơi người ta có thể thoải mái nói vạn sự trên đời, người này hùa theo người kia, khen chê chửi bới lẫn lộn (mà ác cái là người Việt Nam ta thích chửi và chê hơn là khen). Thông tin ở đây lan truyền với tốc độ chóng mặt và cái môi trường truyền bá thông tin ấy thường được gọi là cộng đồng mạng.


Thích hay không thích?


Nhận thấy rằng bà con ta xài Facebook hơi bị nhiều, và đặc biệt là rất quan tâm tới cái vụ click Like hoặc Dislike, cá biệt có người còn ăn đòn vì không chịu nhấn Like, hay bị hăm he lấy tính mạng nếu nhấn Dislike, nên Hai Ẩu làm một cuộc điều tra xã hội học xem aitại sao nhấn Like hay Dislike. Kết quả điều tra như sau:


Và Thượng đế đã tạo ra Phụ nữ...

Thuở khai thiên lập địa, vườn địa đàng chỉ có mình Adam. Không có game online để chơi, không có đá banh để coi, chỉ có vườn táo. Adam suốt ngày hái táo, rồi ăn táo. Rồi lại hái táo và ăn táo.

Sợ rằng gã đàn ông này quanh năm suốt tháng chỉ có táo với táo sẽ bị bệnh... ngu triền miên, Thượng đế nghĩ cách giúp anh ta. Và Thượng đế đã tạo ra Phụ nữ!

Từ khi được tạo ra Phụ nữ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng và không thể thiếu được trong đời những người đàn ông, đến nổi người ta phải chọn ra một ngày là Ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày 8 tháng 3. Phụ nữ đem đến cho chúng ta (cánh đàn ông) những điều tuyệt vời và nỗi bất hạnh, sự chân thành và sự dối trá, sự khiêm cung và cái mồm nhiều chuyện... Quyền lực của Phụ nữ là vô tận.

Vườn địa đàng sẽ là vô nghĩa nếu chỉ có táo, vì thế cho nên Thượng đế tạo ra Phụ nữ, thế còn sống chung với Phụ nữ như thế nào, đó là chuyện của chúng ta!
...


Nặng nợ tang bồng

Tôi quen anh thuở anh mới cưới vợ, mới có con. Khi anh “tậu” được đứa con đầu lòng cũng là lúc anh tậu cho mình một cái laptop. Thời ấy có cái laptop – cho dủ nặng tới gần 4 ký – đã là oai phong lẫm liệt vô cùng. Ngày ngày anh xách laptop đi làm việc, rất tự hào khi thấy các đồng nghiệp của mình phải chúi mũi vô cái desktop PC bự bành ky trên bàn làm việc. Con anh bụ bẫm nhởn nhơ chơi đùa với mẹ.

3 năm sau, anh cảm thấy rằng cái laptop của mình nặng thấy bà cố. Đi công tác, đeo máy trên vai muốn xệ cả vai. Gặp lúc trời nắng, mồ hôi mồ kê nhễ nhại không còn ra khí phách anh hùng gì cả. Là kẻ thức thời, anh thay laptop. Cái laptop mới nặng có 2,2 ký, cấu hình xịn. Anh sung sướng vì làm việc với máy đời mới một, thoải mái vì giải phóng bớt gánh nặng trên vai tới mười! Cùng lúc đó, con anh vô mẫu giáo. Ngày ngày mẹ nó đưa đến trường. Nói chung cậu bé cũng phải mang theo chút đỉnh đồ đạc khi đến trường, nhưng cũng chẳng có gì đáng kể. Nhẹ tưng thôi mà!


VIP (Very Important Patient)

Có một nhân vật rất quan trọng được một nhân vật rất đặc biệt chở gấp đến bệnh viện. Nhân vật quan trọng ấy là Ba Trợn, nhân vật đặc biệt ấy chính là Hai Ẩu.

Chẳng biết Ba Trợn bị bệnh gì, chỉ biết là hắn luôn mồm than bệnh, không thể sống nổi. Và cũng bởi vì thế, Hai Ẩu không thể chịu nổi, đành phải chở hắn đến bệnh viện.

Bác sĩ khám. Ba Trợn rên rỉ: Bác sĩ ơi, tôi bị sốt, sốt nặng lắm. Mỗi ngày mấy cơn sốt.

Bác sĩ đo thân nhiệt và xác định rằng thân nhiệt của Ba Trợn bình thường. Hắn không chịu, miệng lãi nhãi: Tôi sốt thật mà bác sĩ ơi. Bác sĩ coi trên mạng đi, mỗi ngày hàng chục bài đăng trên đó với câu: Cộng đồng mạng lên cơn sốt, cư dân mạng phát sốt... Tôi là cư dân mạng, tôi không sốt mới là lạ!


Mười năm tình cũ

Hôm nay eChip kỷ niệm 9 năm ngày ra số báo đầu tiên. Thế nhưng với tôi, đã gắn bó với eChip đến... 10 năm. Mười năm như một chuyện tình dài, nay xin ngồi ôn lại những ngày đầu gặp gỡ.

Thời kỳ “tiền khởi nghĩa”

Cà phê Gió Bắc ở gần Hồ Con Rùa.

Tôi ít ghé quán này, và cũng không thích lắm, nhưng với tôi nó có kỷ niệm khá đặc biệt.

Tôi ghé quán lần đầu tiên vào năm 2002, theo lời mời của một nhà báo là anh Nguyễn Hữu Thiện. Hồi ấy anh đang có chửa (tức là thai nghén) một tờ báo tin học với phong cách khác lạ. Giống như... Cách mạng tháng Tám lúc chưa thành công, chưa cướp được chính quyền nên chưa có trụ sở hoạt động, anh chả có văn phòng làm việc, chỉ có một đống ý tưởng trong đầu.
Đã vậy, còn phải hoạt động bí mật, sợ ý tưởng của mình lộ ra bọn nó... cướp. Vì thế anh mời tôi đến Gió Bắc để... bàn chuyện khởi nghĩa.


Những bức thư tình ngày Valentine

Em thân yêu,

Anh nghe nói rằng giáo sư toán học Ngô Bảo Châu đã chứng minh rằng Valentine năm nay chả là cái gì cả. Chứng minh của ông như sau: Valentine 2012 = 14-02-12 = 0 (mười bốn trừ hai trừ mười hai bằng không).

Đáng lẽ Valentine năm nay anh chẳng tặng em món quà gì cả, vì Valentine 2012 bằng không, vì kinh tế đang vô cùng khó khăn, nhưng tình yêu của anh đối với em có nề chi ba cái điều vặt vãnh đó? Anh quyết định tặng em 2 món quà có giá trị: Một là phiếu giảm học phí 200.000 đồng khi tham gia khóa học về an ninh mạng tại Trung tâm IT X. Hai là coupon giảm giá 100.000 đồng khi mua hàng IT có giá trị trên 1 triệu đồng tại cửa hàng IT Y.

Đó là tình yêu bao la của anh dành cho em. Hãy mang phiếu giảm học phí và coupon giảm giá này đến trung tâm x và cửa hàng Y để cảm nhận tấm lòng của anh (chú ý là phiếu giảm học phí và coupon chỉ có giá trị khi đăng ký học và mua hàng chứ không quy đổi thành tiền nha em yêu).


Hạt đậu và ước mơ của người nghệ sĩ

Nhiều năm liền, nền phim hoạt hình của điện ảnh Pháp tỏ ra lép vế trước phim hoạt hình Mỹ. Năm 1998, phim hoạt hình 2D Kirikou & bà phù thủy xuất hiện tại Pháp đã chinh phục khán giả của đất nước này. 8 năm sau, trước áp lực và tình yêu của công chúng dành cho Kirikou, Kirikou 2 (Kirikou và bầy mãnh thú) ra đời tiếp tục thành công vang dội. Nhân vật cậu bé châu Phi Kirikou đã làm hồi sinh nền phim hoạt hình Pháp.

Điều bất ngờ thú vị là bộ phim Kirikou 2 đã được thực hiện tại Việt Nam với hầu hết nghệ sĩ là các họa sĩ người Việt, thông qua một công ty của Pháp là Armada (trụ sở tại TPHCM). Ông Olivier Reynal, giám sát sản xuất bộ phim, đã nhận xét về ê kíp sản xuất người Việt này như sau: Hơn 60 nghệ sĩ nước các bạn đã làm việc say mê để góp phần mang lại thành công cho bộ phim. Chúng tôi chỉ có thể nói họ là một tập thể gắn kết, chịu khó, học hỏi và tiếp thu những kỹ thuật rất nhanh. Ở Pháp hiện nay khó có một êkíp đầy đủ, toàn diện như vậy.

Họa sĩ Nguyễn Phương Hoa là một trong những thành viên chủ chốt ở công ty Armada ấy.

Đậu Lém Phiêu lưu ký là chương trình được thiết kế dưới dạng trò chơi, hay có thể gọi là một phim hoạt hình có tương tác giúp trẻ em cấp 1 học toán. Tôi bắt gặp tên Nguyễn Phương Hoa và Nguyễn Hoàng Huy trong danh sách họa sĩ của phần mềm này. Tôi tìm đến Phương Hoa để hiểu thêm về mối liên quan giữa những bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Pháp và phần mềm hoạt hình – giáo dục cho trẻ em Việt Nam, dưới đôi tay của người họa sĩ Việt.