Biên cương lá rơi, Thu Hà em ơi
Đường dài mịt mù em không tới nơi…
Đường dài mịt mù em không tới nơi…
Trời ơi, bởi sa cơ giữa chiến trường thọ tiễn, nên Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu (ớ ơ ờ)… Hà!
Cũng phải thôi, vì nhân vật Võ Đông Sơ xuất hiện lần đầu tiên trong tiểu thuyết lịch sử Giọt máu chung tình của Tân Dân Tử từ năm 1926, cách đây gần cả thế kỷ. Tiểu thuyết này chuyển thể thành cải lương vài năm sau đó, nhưng bản vọng cổ thì mãi đến thập niên 1960 mới ra đời. Bản vọng cổ lâm ly này tập trung ở tình tiết Võ Đông Sơ sắp chết (và vô vọng cổ trước khi chết), chớ hổng phải là tiểu thuyết và cũng hổng phải tiểu sử Võ Đông Sơ nên thế hệ sau này chả biết chàng là con ai. Có người còn nghĩ chàng là... Tàu khựa, vì tên người yêu là Bạch Thu Hà, giống tên Tàu quá!
May sao, nhờ thời buổi Internet, có người sục sạo Gu-gồ, đọc lại tiểu thuyết Giọt máu chung tình và biết được Võ Đông Sơ không phải Tàu, mà là người Việt, con của một nhân vật lịch sử có thật hẳn hoi: Đó là Võ Tánh, một danh tướng triều Nguyễn, là cha, và mẹ là công chúa Ngọc Du!
Ai đọc qua sử Việt cũng đều biết Võ Tánh giữ thành Quy Nhơn và đã tuẫn tiết tại đây năm 1801. Võ Tánh là nhân vật có thật, vậy Võ Đông Sơ thì sao? Đến 99% rằng đây chỉ là nhân vật hư cấu của Tân Dân Tử, vì ngoài tiểu thuyết Giọt máu chung tình của ông không hề có bất kỳ tư liệu lịch sử nào nhắc đến con trai Võ Tánh là Võ Đông Sơ cả. Hơn nữa, tình tiết của tiều thuyết không có gì khớp với lịch sử vào thời kỳ đó (thời kỳ đầu triều Nguyễn).
Ấy, nhưng sau khi tìm ra tung tích Võ Đông Sơ rồi, nhiều bài viết trên mạng mặc nhiên cho rằng chàng là nhân vật có thiệt, và phăng ra nhiều tình tiết y như thiệt! Tỷ như ở Gò Công (là nơi Võ Tánh khởi nghiệp) nay còn đền thờ ông, người ta bèn kể chuyện rằng dạo ấy Võ Đông Sơ đã từ Quy Nhơn phi ngựa về Gò Công để tế cha giữa đêm trường ai oán! Người ta cũng căn cứ theo sử liệu rằng Võ Tánh sinh ra ở Trấn Biên và nói rằng ông sinh quán tại Biên Hòa. Hic, nghe qua tưởng là đúng, nhưng mà trật lất. Thủ phủ Trấn Biên đúng là Biên Hòa, nhưng hồi ấy Trấn Biên rộng lắm, bao trùm cả Bà Rịa – Vũng Tàu, và thật sự sinh quán của Võ Tánh là Bà Rịa chớ đâu phải Biên Hòa!
Tiếc rằng những suy diễn trật lất này nhờ công nghệ trích và sao chép trên mạng lan ra tùm lum và nhiều người cứ tưởng là đúng. Vậy là nhờ Internet ta tìm ra thông tin, và cũng nhờ đó ta làm thông tin đi lạc luôn!
Thôi, sai thì cũng chẳng chết ai (có chết chăng là Võ Đông Sơ, thì... đã chết rồi!). Sẵn mọi người chế biến quanh Võ Đông Sơ, Hai Ẩu cũng góp phần xí-xọn một chút.
May sao, nhờ thời buổi Internet, có người sục sạo Gu-gồ, đọc lại tiểu thuyết Giọt máu chung tình và biết được Võ Đông Sơ không phải Tàu, mà là người Việt, con của một nhân vật lịch sử có thật hẳn hoi: Đó là Võ Tánh, một danh tướng triều Nguyễn, là cha, và mẹ là công chúa Ngọc Du!
Ai đọc qua sử Việt cũng đều biết Võ Tánh giữ thành Quy Nhơn và đã tuẫn tiết tại đây năm 1801. Võ Tánh là nhân vật có thật, vậy Võ Đông Sơ thì sao? Đến 99% rằng đây chỉ là nhân vật hư cấu của Tân Dân Tử, vì ngoài tiểu thuyết Giọt máu chung tình của ông không hề có bất kỳ tư liệu lịch sử nào nhắc đến con trai Võ Tánh là Võ Đông Sơ cả. Hơn nữa, tình tiết của tiều thuyết không có gì khớp với lịch sử vào thời kỳ đó (thời kỳ đầu triều Nguyễn).
Ấy, nhưng sau khi tìm ra tung tích Võ Đông Sơ rồi, nhiều bài viết trên mạng mặc nhiên cho rằng chàng là nhân vật có thiệt, và phăng ra nhiều tình tiết y như thiệt! Tỷ như ở Gò Công (là nơi Võ Tánh khởi nghiệp) nay còn đền thờ ông, người ta bèn kể chuyện rằng dạo ấy Võ Đông Sơ đã từ Quy Nhơn phi ngựa về Gò Công để tế cha giữa đêm trường ai oán! Người ta cũng căn cứ theo sử liệu rằng Võ Tánh sinh ra ở Trấn Biên và nói rằng ông sinh quán tại Biên Hòa. Hic, nghe qua tưởng là đúng, nhưng mà trật lất. Thủ phủ Trấn Biên đúng là Biên Hòa, nhưng hồi ấy Trấn Biên rộng lắm, bao trùm cả Bà Rịa – Vũng Tàu, và thật sự sinh quán của Võ Tánh là Bà Rịa chớ đâu phải Biên Hòa!
Tiếc rằng những suy diễn trật lất này nhờ công nghệ trích và sao chép trên mạng lan ra tùm lum và nhiều người cứ tưởng là đúng. Vậy là nhờ Internet ta tìm ra thông tin, và cũng nhờ đó ta làm thông tin đi lạc luôn!
Thôi, sai thì cũng chẳng chết ai (có chết chăng là Võ Đông Sơ, thì... đã chết rồi!). Sẵn mọi người chế biến quanh Võ Đông Sơ, Hai Ẩu cũng góp phần xí-xọn một chút.
Võ Đông Sơ kêu Trời: Trời ơi! Bởi sa cơ giữa chiến truờng thọ tiễn nên Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu... Hà.
Kêu, nhưng mà vừa kêu vừa ca, nên ta gọi là kêu ca. Có phải Võ Đông Sơ đã kêu (ca) như vậy không?
Nếu Võ Đông Sơ là người Bắc thì chàng đã kêu như thế này:
Ối giời ơi! Bởi sa cơ giữa chiến truờng thọ tiễn nên Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu... Hà.
Võ Đông Sơ không phải người Bắc, nên không ca Ối giời ơi!, nhưng chàng đâu phải người Nam mà ca Trời ơi!
Theo tiểu thuyết Giọt máu chung tình, Võ Đông Sơ lớn lên ở Quy Nhơn, và khi cha mất chàng sống với chú ở Quy Nhơn, vậy ắt là chàng... nói giọng Bình Định! Người Bình Định phát âm chữ Trời ơi nửa giống Trầu quâu, nửa giống Trờ quơ... thôi thì ta tạm "phiên âm" thành Trầu quâu vậy.
Và như vậy ắt hẳn là Võ Đông Sơ đã ca như vầy:
Trầu quâu! Bở sa cơ giữa chiến trường thọ tiễn, nên Dzõ Đông Sơ đành chia te dzĩnh dziễn Bạch Thu...ớ ơ ơ... Hèa!....
Dẫy nghen!
Hai Ẩu
eChip 382 - 14/06/2013
Hi..hi... Anh Hai viết thật hay, thật dí dỏm, Tâm Tâm cũng rất thích vở cải lương nầy. Chúc anh luôn bình an trong cuộc sống
Trả lờiXóa