Em ơi, mùa xuân đến rồi đó!

Em ơi, mùa xuân đến rồi đó!

Chưa có khi nào anh thấy yêu và nhớ em như giây phút này đây. Nhớ em tha thiết, yêu em nồng nàn.

Càng yêu và nhớ anh càng thấy ân hận vì bao mùa xuân trôi qua, anh chỉ mải lo nghĩ đến công nghệ mới, đến sản phẩm mới mà chẳng nghĩ gì đến em thân yêu của anh. Xin lỗi em, ngàn lần xin lỗi em!

Em ơi, tình anh như nước con sông dài, vẫn keo sơn gắn bó với em không bao giờ thay đổi cho dù sông cạn đá mòn. Chỉ phiền một nỗi, anh làm nghề chào bán thiết bị mobile, mà mấy thứ này nó cứ ra công nghệ mới, sản phẩm mới ào ào làm anh bị cuốn theo tới... phát ghiền. Anh cũng ghiền bán được hàng cho khách hàng, càng nhiều càng tốt. Có những khi anh thoáng nhớ đến em, nhưng khách hàng ùn ùn mua hàng nên anh cũng ào ào bán hàng mà quên em đi mất. Bán được nhiều hàng, thu được nhiều tiền, còn được thưởng theo doanh số nữa, sướng lắm em ơi. Chả trách sao em thường than vãn: Ngồi nhớ anh, em ngó ngó lên trời. Chim sáo không về cánh cò mồ côi. Em nhớ anh nhiều, sao phụ tình em!

Ôi, anh đã biết lỗi rồi em ơi. Chim sáo về rồi nè  ơi!




Đời là bể khổ

Tui gọi cho nó cả buổi sáng mà không được, điện thoại cứ ò e điệp khúc: Số điện thoại này hiện không liên lạc được, xin quý khách vui lòng gọi lại sau.

Đồ khỉ gió! Thằng này ngủ chưa dậy hay là tối tắt điện thoại rồi sáng ra quên bật máy đây. Hay là nó bị gì? Bực mình, tui xách xe chạy tới nhà nó. Vừa tới đầu hẻm thì thấy nó đang ngồi chông ngốc uống cà phê cóc. Tui gắt:

  • Sao tắt máy vậy cha nội?
Nó trả lời gọn lỏn:
  • Hổng phải tắt! Hổng nạp tiền điện thoại!

  • Trời, nghèo vậy sao?
Nó ngoắc tui, biểu ngồi xuống uống cà phê để nó kể cho nghe. Đây là câu chuyện kể của nó:


Không có Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn

Ngày xửa ngày xưa, có một bà hoàng hậu sinh được một người con gái da trắng như tuyết, nên đặt tên là Bạch Tuyết. Bạch Tuyết vừa ra đời thì mẹ chết. Vua lấy vợ khác. Bà này đẹp lắm, và có một cái gương thần, mỗi khi soi, bà hỏi:


Gương kia ngự ở trên tường,

Thế gian ai đẹp được dường như ta?

Gương trả lời:

Muôn tâu hoàng hậu xinh tươi
Người là đẹp nhứt trên đời chớ ai!

Hoàng hậu nghe vậy sướng lắm. Nhưng Bạch Tuyết càng lớn càng đẹp, đẹp hơn cả hoàng hậu. Một hôm hoàng hậu lại hỏi gương:

Gương kia ngự ở trên tường,
Thế gian ai đẹp được dường như ta?

Eureka! Ta đã tìm ra rồi!

Người ta nhớ đến Archimèdes không phải vì ông đã tìm ra định luật về sức đẩy của nước, mà vì ông đã trần truồng chạy ra khỏi nhà tắm, vừa chạy vừa la: Eureka! Eureka!



Bạn có tin điều đó hay không là tùy bạn. Riêng hắn, hắn tin chắc điều đó như đinh đóng cột. Vì sao à? Vì hai lẽ:

Thứ nhất, vì suy ra từ chính bản thân hắn. Hắn nhớ mang máng rằng hồi xưa khi còn học phổ thông có học cái định luật gì đó tên Ạc-xi-mét, nhưng giờ hết nhớ nổi nó là cái chi chi. Điều duy nhất hắn nhớ về Archimèdes là: đó là một cha già ở truồng chạy nhong nhong ngoài đường, la lối om sòm. Các công trình khoa học của ông, tiểu sử của ông hắn mù tịt. Hắn cũng chẳng biết ông là người nước nào, chỉ đoán rằng… không phải người Việt Nam!

Phát minh mới dành cho xì-mát-phôn

Có một chuyện Hai Ẩu cần báo gấp cho Ban biên tập eChip M! để xin ý kiến. Số là hôm qua có một ông tự xưng là nhà phát minh của một hãng điện thoại tới kiếm Hai Ẩu. Ổng tưởng Hai Ẩu phụ trách giới thiệu sản phẩm nên tới giới thiệu mẫu smartphone mới. Hai Ẩu vốn… ẩu, nên tỉnh bơ ngồi nghe!


Nhà phát minh khoe là hãng của ổng sắp tung ra thị trường một loại xì-mát-phôn mới với tính năng độc đáo chưa từng có trên bất kỳ mô-đen nào khác trên thế giới. Tính năng này tạo một bước ngoặt mới trong lịch sử sản xuất điện thoại, do đó sản phẩm của ổng đáng được xếp vào một chủng loại mới, đó là vé-ri xờ-mát-phôn!

Chuyện tào lao

Nè, biết tin gì chưa? Blogger QC vừa đưa lên tường nhà Phây-búc của ổng một đường link mới kìa. Mới ba chục phút mà đã có cả trăm cái còm-men! Rút điện thoại ra, vô Phây-búc và còm liền đi cho kịp với người ta!

Hả? Hổng biết blogger QC là ai hả? Quê một cục! Ổng nổi tiếng lắm mừ, tui có tên trong friend list của ổng đó (nghĩa là tui… cũng nổi tiếng!!!). Vô Phây-búc để còm-men trên trang của ổng đi, để chứng tỏ mình sành điệu đi!

Hả? Hổng biết đưa đường link lên tường Phây-búc là sao hả? Sao mà củ chuối vầy nè trời? Để tui giải thích cho mà nghe: là ổng viết cái gì đó trên trang web hay blog của mình, rồi ổng dán cái đường link trang đó trên tường Phây-búc kèm theo lời dẫn dắt tóm tắt. Khi mình click vô đường link đó thì sẽ được dẫn tới để đọc bài viết. Hiểu chưa? Khi mình đọc bài đó xong thì góp ý, nhận xét lên tường, gọi là còm-men. Hiểu chưa?



Con kiến mày leo cành đa

Con kiến mày leo cành đa
Leo phải cành cộc, leo ra leo vào
Con kiến mày leo cành đào
Leo phải cành cộc, leo vào leo ra

Dù cành đào hay cành đa thì con kiến cũng leo vào rồi leo ra, hay leo ra rồi leo vào.

Nhưng nếu con kiến mày leo vào cái laptop thì sao? Chuyện gì sẽ xảy ra? Đó chính là vấn đề mà chuyên gia sửa chữa laptop Văn Tèo phải giải quyết.



Ăn cho hết!

Người ta ước tính rằng trong năm 2013 toàn thế giới tạo ra 1.000 exabyte dữ liệu. Một exabyte bằng 1.000 petabyte, một petabyte bằng 1.000 terabyte, và một terabyte bằng 1.000 gigabyte. Nghĩa là một exabyte bằng một tỷ gigabyte. Tức là năm 2013 toàn thế giới tạo ra một ngàn tỷ GB dữ liệu. Mỗi ngày chúng ta đẻ ra gần 2,5 tỷ GB dữ liệu. Nếu tính dân số thế giới là 7 tỷ người, thì đổ đồng mỗi người từ em bé mới sinh tới người già sắp chết trong năm nay được chia phần 143 GB dữ liệu! Thế nhưng một người dù có tỉ mỉ tẳn mẳn suốt ngày ngồi đọc web thì cả cuộc đời chỉ có thể nuốt trôi được 2GB dữ liệu văn bản thôi.

Tóm lại, chúng ta đang thừa mứa dữ liệu. Ăn không hết!



Giữa đàng thấy chuyện bất bình chẳng tha

Ở thời buổi này chuyện gì mà chẳng xảy ra được. Bởi vậy chuyện Đông Ki Sốt gặp Lục Vân Tiên cũng là bình thường thôi!

Người ta không biết chắc hai nhân vật này gặp nhau lần đầu như thế nào. Có thể qua Phây-búc, có thể qua diễn đàn nào đó... nhưng chắc chắn là họ gặp nhau qua Internet.


Đông Ki Sốt, nhà hiệp sĩ tài ba xứ Mancha vốn là người mê đắm chuyện kiếm hiệp, luôn mơ ước ra đi hành hiệp xóa mọi áp bức bất công. May cho Đông Ki Sốt quá, giờ này ông không cần phải cưỡi con ngựa ròm Rô-xi-năng-tê đi lông bông nữa, mà chỉ cần cưỡi con dế thông minh lướt qua Phây-búc là biết đủ mọi thông tin trên đời. Phải nói là những thông tin trên mạng bây giờ nhảm nhí gấp vạn lần truyện hiệp sĩ mà Đôn Ki Sốt đã đọc ngày nào. Chuyện bé xé ra to, chuyện không nói thành có, chuyện vớ va vớ vẩn cũng thành chuyện hot. Đông Ki Sốt chả cần tưởng tượng cái cối xay gió thành gã khổng lồ nữa, vì đã có những tay đưa tin trên net tưởng tượng dùm ông. Nhà hiệp sĩ tài ba của chúng ta cũng chả cần vung cây giáo rỉ sét của mình lên cho mỏi tay, ông chỉ cần nhận xét búa xua bằng những lời lẽ dao to búa lớn vào tin ấy (có thể là comment ở một blog, một trang mạng xã hội, hoặc ngay trong các tin của báo điện tử, báo nào mà chả có phần góp ý cho bài đăng!). Đông Ki Sốt hả hê lắm!

Bao giờ cho đến tháng Mười

Gọi anh là một chuyên gia IT thì hơi quá đáng, nhưng quả thật anh là một người rất sành sõi về máy tính. Từ cái thuở mà các bạn trẻ đọc bài này mới học cấp 1, hoặc còn… bú – thì anh đã tiếp cận với máy vi tính rồi. Tính năng của các dòng máy tính, từ máy bàn đến máy laptop, anh nắm trong lòng bàn tay. Chính vì vậy, bạn bè, người thân muốn mua máy tính cứ nhờ anh tư vấn là hết xẩy!

Đó là ta nói cái thời trên đời này chỉ có máy bàn và máy laptop, còn bây giờ với máy bảng và cả smartphone nữa thì sao? Mọi chuyện vẫn như cũ, anh vẫn là một người sành sõi với mọi thiết bị di động. Tờ eChip!M nào ra lò anh cũng đọc ngấu nghiến từ đầu chí cuối, anh còn tham gia rất nhiều diễn đàn công nghệ để nắm bắt thông tin càng nhiều, càng sâu càng tốt! Chỉ có điều…

Chỉ có điều đến nay anh vẫn chưa hề có được một cái máy bảng hoặc cái smartphone để xài! Ngạc nhiên chưa?



Cổng làng

Đã lâu lắm rồi tôi mới có dịp về quê.

Bước chân về chốn làng quê, nghe phảng phất mùi rơm rạ, bùn đất là nghe lòng lâng lâng nhớ về một thời thơ ấu xa xôi.



Trước khi đến nhà, tôi dừng chân giải khát ở một xe nước mía ven con đường đất. Dừng chân giải khát vì khát nước, vì muốn ngồi nghỉ ngơi một lát nơi mình thường ngồi thuở xa xưa để ngắm nhìn quê hương sau bao ngày xa cách. Thế nhưng lý do trực tiếp khiến tôi dừng lại là vì một khung cảnh đập vào mắt mình: Trước xe nước mía có 2 cây mía tươi, còn đủ lá, châu đầu vào nhau để làm thành một cái giống như cái cổng đám cưới trẻ con chơi, trên đó gắn tấm bảng nho nhỏ đề chữ Cổng thông tin điện tử Nước mía.


Trương Chi buồn

Trương Chi buồn là chuyện đương nhiên. Không buồn thì làm sao có tiếng sáo u hoài trên sông vắng khiến Mỵ Nương xao xuyến cõi lòng?

Trương Chi càng buồn gớm buồn ghê hơn nữa sau khi gặp gỡ Mỵ Nương để ôm trong lòng một khối tình câm lặng. Khối tình ấy đeo đẳng mãi trong lòng chàng đến nỗi khi chàng chết đi nó kết tinh thành khối ngọc. Để rồi người ta lấy khối ngọc ấy làm thành chiếc chén ngọc dâng lên Mỵ Nương. Để rồi khi nàng rót trà vào chiếc chén ấy hình bóng chàng Trương Chi hiện lên với chiếc thuyền lung linh trên sóng nước cùng tiếng sáo u hoài. Để rồi giọt lệ Mỵ Nương rơi xuống làm chén ngọc vỡ tan…

Nỗi buồn Trương Chi thấm đẫm niềm yêu khiến bao nhiêu áng thơ ca trác tuyệt diễm tình kể lại câu chuyện này từ xưa đến nay vẫn làm tim ta thổn thức:


Nợ tình chưa trả cho ai
Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan






Vì sao tôi sắm smartphone?

Văn Tèo là một người đàn ông lứa tuổi trung niên, thuộc giới trung lưu, am hiểu công nghệ ở mức trung bình, không phải đại gia, không phải hot boy, hot girl, cũng không phải đối tượng xóa đói giảm nghèo! Tóm lại, ông là một người rất bình thường.

Văn Tèo làm việc văn phòng, sử dụng máy tính và Internet khá thành thạo. Ông thường xuyên đọc báo, xem tin trên mạng, có chơi Facebook. Đó là điều tất nhiên đối với một người trung niên, trung lưu, trung bình như ông. Văn Tèo cũng xài điện thoại di động như mọi người, chỉ có điều đó là một chiếc điện thoại bình dân, không phải smartphone! Hãy nghe Văn Tèo giải thích nhé:
  • Điện thoại chủ yếu dùng để nghe và nhắn tin. Vô Internet, check mail đã có máy tính. Ở công ty thì xài máy cơ quan, về nhà xài máy laptop cá nhân. Chơi Phây-búc, chơi blog thì ngồi nhà, lên máy tính mà chơi. Chơi game à? Chà, tuổi này chả khoái game nữa, nhưng nếu cần thì ngồi chơi trên máy tính. Mắt kém rồi nhìn màn hình nhỏ xíu của điện thoại không nổi đâu.
Tôi gặng hỏi ông: Vậy còn nghe nhạc, xem phim, chụp hình?
  • Điện thoại bình dân này vẫn nghe nhạc được mà, mỗi lần ngồi xe đi công tác xa tui vẫn nghe nhạc đó thôi. Đi du lịch thì có máy chụp hình riêng, nếu bất đắc dĩ phải chụp gì ngay thì điện thoại này vẫn xài được, chất lượng kém tí thôi. Còn xem phim à? Xin thua đi, xem trên cái màn hình điện thoại nhỏ xíu có gì sướng đâu!
Văn Tèo kết luận: Chuyện nào ra chuyện đó. Giờ nào làm việc nấy. Máy tính làm chuyện của máy tính. Điện thoại làm chuyện của điện thoại. Tui không phải tuổi teen ham vui, cũng không phải người khoái công nghệ mới, nên xét thấy không cần sắm “con dế khôn” làm gì!

Nghe cũng có lý, tôi đồng tình với ông.



Hôm nay tôi dự một buổi tiệc cùng Văn Tèo. Đang trò chuyện chờ khai tiệc thì Văn Tèo rút điện thoại ra bấm bấm. Đó là một chiếc smartphone!

Tôi hỏi: Ông làm cái gì vậy? Thay đổi tư duy rồi à?

Văn Tèo đáp: Con gái tui!

  • Con gái ông làm sao? Nó nhắn tin cho ông à?
  • Không phải, nó mới post hình lên Phây-búc. Tui nhấn Thích cho nó vui!
  • Trời! Có cần gấp vậy không? Chẳng phải là ông đã từng nói muốn chơi Phây-búc thì cứ chơi trên máy tính sao? Tối nay về, bật máy tính lên nhấn Thích cho nó không được sao?
  • Tối về thì còn nói gì nữa? Tụi nhỏ post hình lên Phây là muốn người ta nhấn Thích liền, còm-men liền. Để lâu hoặc quên Thích nó sẽ nói là mình chảnh, mình không quan tâm tới nó. Nó sẽ bo-xì mình luôn! Vậy nên phải có xì-mát phôn, luôn mang theo bên mình để xử lý kịp thời.
Tôi hỏi: Vậy ra đó là lý do khiến ông mua xì-mát phôn? Chỉ có vậy thôi sao?

Văn Tèo xua tay:
  • Đâu phải chỉ có vậy! Còn chiến hữu nữa! Thử nghĩ coi, có một thằng đang ngồi trong quán nhậu, nó giật status trên tường rằng: Tao đang nhậu ở… Đứa nào rãnh ra nhậu chung cho dzui! Đó là lời mời gọi cho cả nhóm bạn bè, ra nhậu lúc đó là vui bá chấy! Thử hỏi nếu không có xì-mát phôn, chờ tới lúc ngồi vô bàn, bật máy tính lên mới biết thì độ nhậu đã tàn rồi, còn nước nôi gì nữa?
Tôi thở dài, hóa ra cho dù Văn Tèo không ủng hộ xài xì-mát phôn nhưng xung quanh ổng mọi người đều xài con dế khôn đó thì ổng cũng không thể không xài, để khỏi bị cô lập với mọi người. Tôi định hỏi Văn Tèo coi còn có lý do nào nữa khiến ổng sắm xì-mát phôn không, thì buổi tiệc đã khai màn. Tôi và mọi người cầm đũa chuẩn bị nhập tiệc thì Văn Tèo xua tay, nói: Khoan! Khoan!

Văn Tèo đứng bật dậy, rút dế khôn ra chỉa vô dĩa thức ăn, bấm chóc chóc. Xong, ổng cười hể hả:
  • Tui vừa chụp hình xong đồ ăn và post lên Phây-búc rồi. Hê hê, có con dế này tiện ghê đi á!
Hai Ẩu
eChip M! số 423 - 25/09/2013

Chào hàng mùa Trung thu

Nhân dịp Tết trung thu sắp đến, chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu đến các bậc cha mẹ, anh chị những dịch vụ tuyệt vời của chúng tôi để đem đến niềm vui cho các bé thiếu nhi thân yêu. 

1. Dịch vụ nhắn tin trúng thưởng: 

Các bạn hãy gởi tin nhắn đến tổng đài của chúng tôi số 3836 (xin đọc là Bà Tám ba xạo cho dễ nhớ). Với mỗi tin nhắn (cước phí cho mỗi tin là 15.000 đồng, rẻ bèo) gởi đến chúng tôi bạn sẽ có cơ hội rút thăm trúng thưởng (chúng tôi rút dùm bạn chớ không phải bạn tự rút) với vô số giải đặc biệt mỗi giải là một hộp bánh trung thu cùng cả đống giải nhất mỗi giải là một cái lồng đèn (xin lỗi, vô sốcả đống là bao nhiêu chúng tôi không được phép công bố). Càng gởi nhiều tin nhắn các bạn càng có nhiều cơ hội trúng thưởng những món quà quý giá đem đến niềm vui cho con em mình. 

2. Dịch vụ bình chọn qua tin nhắn:

Chúng tôi có tổ chức một cuộc thi Bé đáng yêu nhất Trung thu 2013 trên website conbocon.com. Các bạn hãy gởi ảnh bê-bi của mình cho chúng tôi, chúng tôi sẽ đưa lên website cùng với mã số cho mỗi bé. Và sau đó, xin hãy gởi tin nhắn kèm mã số của bé đến tổng đài của chúng tôi số 8783 (xin đọc là Tầm bậy tầm bạ cho dễ nhớ). Bê-bi của các bạn sẽ đoạt giải Bé đáng yêu nhất Trung thu 2013 nếu có được số tin nhắn bình chọn cao nhất. Các bạn có thể nhờ ban giám hiệu trường mầm non, mẫu giáo… gởi công văn vận động mọi người bình chọn cho bê-bi của bạn (miễn sao có nhiều tin nhắn gởi đến chúng tôi là được!). Giải nhất sẽ được nhận một Bằng khen để các bạn mang về lộng kiếng, hoặc chụp hình post ngay lên Facebook khoe hàng. Cước phí mỗi tin nhắn chỉ có 10 ngàn thôi. Còn chờ gì nữa? Hãy tham gia đăng ký và bình chọn Bé yêu, bé của bạn sẽ có cơ hội đạt đến vinh quang, đạt thành tích vẻ vang để ăn Tết trung thu cho sướng! 

3. Dịch vụ kể chuyện qua tin nhắn:

Rất đơn giản, chỉ việc gởi tin nhắn đến tổng đài của chúng tôi số 5573 (xin đọc là Lảm nhảm bậy bạ cho dễ nhớ), bạn sẽ nhận được qua điện thoại của mình một mẩu chuyện cười để đọc cho bé nghe (nếu bé còn nhỏ) hoặc đưa cho bé đọc (nếu bé biết đọc), giúp bé thêm phần vui vẻ trong dịp Tết trung thu. Mỗi tin nhắn bạn chỉ tốn có 15.000 đồng thôi mà đem lại niềm vui cho trẻ nhỏ, thật là hạnh phúc (có khi đem lại niềm vui cho chính bạn nữa đó, bởi vì các chuyện tiếu lâm chúng tôi lưu trữ đa số là chuyện tiếu lâm người lớn).

Trên đây là một số dịch vụ đặc biệt trong mùa trung thu của chúng tôi, ngoài ra chúng tôi còn rất nhiều dịch vụ thường xuyên khác để phục vụ các bạn, như: nhắn tin coi bói, bàn lô đề,…

Muốn biết thêm chi tiết, xin liên hệ:
Chú Cuội
Địa chỉ: Cung trăng.

Hai Ẩu
eChip M! số 422 - 18/09/2013

Chuông gọi hồn ai?

Văn Ngố là bạn thân của Văn Tưng (tưng là tưng tửng chớ không phải tưng lên, tưng xuống như… bà Tưng). Như hầu hết các đôi bạn ở thời đại này, họ có số điện thoại của nhau lưu trong danh bạ và là bạn nhau trên Phây-búc để dễ dàng liên lạc và biết được tình hình. Vì vậy, tuy không ở gần mà họ vẫn thường xuyên biết được bạn mình đang thế nào.

Bỗng nhiên Văn Ngố bị đột quỵ, phải vô bịnh viện cấp cứu và nằm viện luôn. Khỉ thiệt, có điện thoại đó, có Phây-búc đó, nhưng Văn Ngố bị tai biến quá bất ngờ đâu có kịp gọi thông báo cho Văn Tưng biết, càng không thể cập nhật thông tin lên Phây-búc vì Ngố đã gục rồi, đâu có làm gì nổi. Cho nên Tưng không biết chi hết, cứ tỉnh bơ như chả có chuyện gì xảy ra.



Người đi qua đời tôi

1.

Hỏi tôi có nhớ số điện thoại của bạn không à? Không, chắc chắn là không. Tôi chẳng nhớ số điện thoại của ai hết, bởi vì nhớ để làm gì trong khi cái điện thoại của tôi nó đã nhớ dùm tất cả? Muốn gọi cho ai chỉ việc tra danh bạ có sẵn trong máy, vậy là xong! Mắc mớ gì phải nhớ cả 10 con số dài thoòng loòng chứ!

2.

Hỏi tôi địa chỉ email của anh X, chị Y gì đó à? Làm sao mà nhớ chứ! Có bao giờ tôi gởi mail cho ai mà lại phải gõ địa chỉ mail đâu? Địa chỉ người nhận đã có sẵn trong address book rồi, cứ chọn là xong ngay. Mà thậm chí cũng chả cần tìm địa chỉ mail trong address book nữa, chỉ cần mở thư của đối tác ra, rồi nhấn Reply là tự nhiên mail của mình sẽ đi đến địa chỉ cần thiết. Nhớ làm quái gì mấy cái ký tự xúm xít quanh chữ a còng chứ?



Em cứ hẹn, nhưng em đừng đến nhé!

Thời buổi này, nhiều áng thơ tình tuyệt tác ngày xưa bỗng nhiên trở nên vô nghĩa. Thí dụ như đoạn thơ sau đây của Nguyên Sa:

Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc
Áo nàng xanh anh mến lá sân trường
Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương
Anh thay mực cho vừa màu áo tím

Cái khoản áo vàng, áo xanh, yêu hoa, mến lá thì giờ này vẫn còn tạm hiểu và chấp nhận được đi. Thế nhưng cái vụ thay mực tím để viết thư tình thì đúng là hổng hiểu! Giờ này ai còn viết thư nữa? Người ta chỉ gởi email thôi! Mà giả dụ như là có viết thư đi nữa cũng có ai xài viết mực đâu mà thay mực? Người ta xài viết bi!

Vì tương lai con em chúng ta!

Hai Ẩu ngồi dự một buổi lể tổng kết của ngành giáo dục. Trên khán đài là một vị khả kính đang hùng hồn thuyết trình về lợi ích của việc sử dụng máy tính bảng cho học sinh.

Chủ đề này hình như báo eChip có nêu rồi, Hai Ẩu cũng đã đọc rồi, nhưng bữa nay nghe vị này nói thiệt là khoái cái lỗ tai. Ổng nói rằng khi Steve Jobs phát minh ra máy tính bảng đã nghĩ ngay rằng đó sẽ là một công cụ hữu ích cho trẻ con. Steve mong muốn sau này mỗi đứa bé đi học sẽ chỉ cần dem theo một cái iPad thôi, chả cần tập vở, cặp sách gì cả. Diễn giả nói thêm rằng điều này đã trở thành thực tế tại một nước châu Âu.




Tầm nhìn chiến lược

Hắn khởi nghiệp bằng việc bán máy tính để bàn. Bán đủ loại, từ máy second-hand, máy lắp ráp cho tới máy hàng hiệu. Công chuyện làm ăn cũng phát đạt lắm. Rồi thời thế thay đổi, người ta đổ qua mua laptop. Hắn chỉ còn bán lai rai, không đủ sở hụi. Túng thế, hắn tìm gặp Hai Ẩu để nhờ tư vấn chiến lược kinh doanh.

Hai Ẩu: Còn hỏi gì nữa? Chuyển qua bán laptop đi! Kinh doanh phải đi theo sự phát triển công nghệ và xu hướng thị trường chớ!

Nghe lời, hắn mở thêm ngành hàng laptop. Trong lãnh vực này hắn là kẻ đi sau thiên hạ, thiếu kinh nghiệm nên tuy cũng buôn bán được nhưng chẳng bằng ai. Hắn nghĩ:Nếu tình hình như vầy thì từ từ mình tích lũy kinh nghiệm, vốn liếng chắc cũng làm ăn lên được. Hỡi ơi, đời không như hắn nghĩ! Chưa kịp hồi phục việc kinh doanh thì thị trường sinh ra một anh sản phẩm mới: Smart phone! Điện thoại ngu đần thì chỉ là cái điện thoại, còn điện thoại thông minh thì lại gần với cái máy tính. Người ta đổ xô đi mua smart phone, giảm hẳn lượng mua máy tính, cho dù đó là desktop PC hay laptop.

Hắn cuống cuồng tìm cách xoay trở, mua smart phone về bán. Nhưng làm sao mà hắn đương cự lại nổi những tay bán điện thoại từ lâu nay chứ! Họ có khách hàng, có đầu mối cung cấp, có cả kinh nghiệm, chuyên môn kỹ thuật cùng mình.




Hai Ẩu đi siêu thị

Hai Ẩu cùng Ba Trợn đi siêu thị. Không phải đi mua hàng, mà là một kiểu vi hành, thăm dân cho biết sự tình. Khó cho Hai Ẩu, muốn đi viết báo mà mình chả có thẻ nhà báo, cũng chẳng phải quan chức gì, làm sao phỏng vấn phỏng véo gì được. Mèng nhứt cũng muốn chụp vài tấm hình để đăng lên blog, mà các bạn biết rồi đó, mấy cái siêu thị nó đâu có cho chụp hình ở trỏng. Thôi kệ, cứ đi rồi tính sao vậy!

Ba Trợn thì thiệt là vô-tư-vô-tình, nó không có máy chụp hình xịn thì thôi, điện thoại nó xài cũng là cái thứ cùi bắp. Nếu người ta xài xì-mát phôn, thì nó xài chẳng phải điện thoại thông minh đâu, điện thoại hơi ngu ngu thì có! Điện thoại gì mà cái camera chỉ có một chấm, hông có lướt web, hông phây-búc, hông meo miếc gì hết! Chán ngấy!

Sống chung với lũ

Hồi xửa hồi xưa, thuở dế còn là của quý hiếm, mỗi lần nghe tiếng dế kêu, móc ra a lô giữa bàn dân thiên hạ mới kiêu hãnh làm sao, rạng ngời khí phách.

Ít xưa hơn một chút, hễ khi tiếng dế vọng lên thì biết ngay đó là lời nỉ non tâm sự của bé yêu, của chiến hữu rủ đi nhậu hay... bắt mối làm ăn. Họa hoằn giữa đêm hôm khuya khoắt giả dụ có tiếng dế thất thanh báo cha ốm, mẹ đau thì cũng là chuyện cần thiết để lo tròn phận sự.

Lại ít xưa hơn một chút, mỗi lần dế báo có tin nhắn là báo có tiền vô tài khoản…

Ôi, cái thời đẹp tươi ấy nay đã xa rồi… Xa xôi biền biệt!


Quan lớn nhìn nhau

Buổi họp sắp bắt đầu. Các vị quan chức lục tục kéo nhau vào phòng họp.

Có một vị quan chức mập mập ngồi kế một vị quan chức ốm ốm. Quan mập liếc quan ốm, cười cười. Thời buổi này mà quan ốm đi họp lại ôm theo cuốn sổ bằng cuốn tập học sinh. Dù cuốn sổ có cái bìa da khá sang, nhưng cuốn sổ vẫn là cuốn sổ. Quan mập nhẹ nhàng rút từ cặp của mình ra con Sony Vaio mới tinh, nhẹ nhàng đặt lên bàn. Quan thủng thỉnh khởi động máy.

Quan mập lại liếc quan ốm với cuốn sổ thô thiển của ông ta. Quan ốm chợt quay qua, bắt gặp ánh mắt của quan mập. Quan mập nheo mắt, nhếch môi, nở một nụ cười khinh khỉnh. Ông thấy quan ốm cũng nở một nụ cười, có vẻ như tiu nghỉu.




Phiêu lưu nơi hoang dã

Đoàn thám hiểm do Christopher Colombus dẫn đầu, cùng đi còn có Guilliver, Roméo, Juliet và một nhân vật khá quen thuộc với các bạn: Hai Ẩu.

Mục đích của chuyến đi là khám phá một con thác nằm sâu trong rừng chiến khu D để mở đường cho tour du lịch. Vai trò của nhà thám hiểm lừng danh Christopher Colombus đã quá rõ, ông là chuyên gia sừng sỏ trong ngành du lịch. Guilliver trong vai trò người lái xe, một chiếc xe vượt địa hình của thương hiệu lừng danh thế giới. Đôi trai tài gái sắc Roméo - Juliet thì muốn tìm một nơi hoang dã để thể hiện tình yêu nồng cháy của mình (nghe đâu Juliet còn có ý định tìm cảnh thiên nhiên để chụp ảnh bảo vệ môi trường nữa!). Còn Hai Ẩu? Ngoài việc quá giang (đi ké), hắn còn có ý định viết một bài báo với đề tài Vai trò của smart phone với những chuyến phiêu lưu nơi hoang dã.

Đây là con gì?

Hồi còn là sinh viên tui đi dạy kèm (tức là làm gia sư đó!). Dạy từ khi còn là sinh viên, lố qua tới khi đã tốt nghiệp kỹ sư luôn. Học trò tui là hai anh em thằng nhóc, học lớp 5, lớp 6.

Bữa tối nọ, hai đứa nhỏ vừa học vừa giỡn. Thiêu thân, bọ xít, bọ gì gì đó bay lao xao xung quanh chiếc đèn. Một đứa chồm lên, chộp được một con đang bay. Khoái chí, nó xòe tay cho tui coi rồi hỏi:
  • Đây là con gì vậy thầy?
Hi, con gì thì làm sao thầy biết được. Tui trả lời vậy.

Vừa ngạc nhiên, vừa thất vọng, thằng bé trề môi nói:
  • Xời! Thầy làm kỹ sư rồi mà thầy hổng biết con này con gì!
Đúng là trẻ con, tụi nó cứ nghĩ tốt nghiệp kỹ sư rồi thì cái gì cũng biết, chứ đâu cần biết rằng thầy nó là kỹ sư gì, cơ khí, tin học hay kỹ sư nông nghiệp!

Sau đó, tui vẫn thường kể lại câu chuyện này như một câu chuyện vui về sự ngây thơ của con nít.

Gửi gió cho mây ngàn bay

Chuyên mục này có tên là Ngẫm… nghỉ, có nghĩa là suy ngẫm, xong rồi… chán, không thèm suy ngẫm nữa mà nghỉ ngơi. Trong bài cuối cùng trên số eChip báo in này, người viết lại đổi ý, không Ngẫm… nghỉ nữa, mà ngẫm nghĩ…

Hồi xưa đó, lâu lắm, cách đây chừng mười năm có lẽ, một chú gà con ra đời. Theo lẽ thường, gà con sinh ra từ quả trứng. Thế nhưng có những điều không theo lẽ thường, như hầu vương Tôn Ngộ Không đâu có sinh ra bởi mẹ khỉ, mà từ một tảng đá tích tụ khí thiêng của trời đất. Thế thì gà con sinh ra từ gì nhỉ?

Gà con: Gà con sinh ra từ những tấm lòng, bạn ạ!

À, ra thế! Có lẽ vì sinh ra trái với lẽ thường nên gà con cũng lớn lên trái với lẽ thường, mười năm rồi mà nó vẫn cứ là gà con chứ không lớn lên thành… gà trống hay gà mái! Dù sao thì mười năm qua gà con đã có nhiều thay đổi, và hôm nay gà con có thay đổi lớn: nó bay lên mây. Ô hay, gà con biến thành chim à?

Gà con: Không, gà con vẫn là gà, chỉ có điều thay vì ở trên tay thì giờ gà con ở trên mây bạn ạ! Bạn cứ tưởng tượng là gà con đang hát:

Gửi gió cho mây ngàn bay
Gửi bướm muôn màu về hoa

À, hiểu rồi. Bây giờ gà con ở trên mây, thông qua gió gà con sẽ đưa hương đến muôn nơi nhiều hơn, rộng hơn trước kia. Nhưng liệu điều đó có có thực hiện được không hở gà con? Gà con nhắc đến gió, đến hoa làm tôi liên tưởng đến một đoạn văn của Hermann Hess, đại ý thế này: Tâm hồn người ta là những bông hoa. Những bông hoa ấy muốn đưa hương đến với nhau. Thế nhưng chúng không tự mình làm được việc đó mà phải nhờ đến gió, mà những cơn gió thì vô tình, ai biết chúng đưa hương hoa đến đâu? Gió sẽ đưa mây về đâu hở gà con?

Gà con: Bạn có nhớ không, gà con sinh ra từ những tấm lòng. Và chắc là bạn nhớ câu: Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì, bạn biết không?

Để gió cuốn đi!

Thế là gà con sẽ bắt đầu một cuộc hành trình mới. Cuộc hành trình ấy hẳn là không ít trắc trở. 

Nhưng không sao, khi người ta đã xác định cho mình một hướng đi, một mục tiêu thì hành trình nào cũng đầy ý nghĩa.

Chúc cho hành trình trên mây của gà con sẽ mang theo gió, thổi hương hoa đi muôn phương và đưa bướm muôn màu đến cho hoa.


Gửi gió cho mây ngàn bay
Gửi bướm muôn màu về hoa

Hải Âu
Bài cuối cùng trên eChip báo in - số 384 ngày 28/06/2013

Có một dòng sông đã qua đời

Tập thể eChíp chụp ảnh lưu niệm trước toà soạn, ngày 25/06/2013

Có nhiều người hiểu rằng Có một dòng sông đã qua đời nghĩa là dòng sông đã chết, thật ra Trịnh Công Sơn viết rằng Có một dòng sông đã trôi qua cuộc đời của tôi.

Tờ báo eChíp cũng vậy. Tôi nghĩ, khi đọc những lời tạm biệt trên số báo trước, nhiều bạn nghĩ rằng eChíp đã qua đời. Không, eChíp không qua đời mà chỉ đi qua cuộc đời của bạn, của chúng ta sau chặng đường mười năm đầy những kỷ niệm buồn vui.


Nghi lễ trước khi ăn



Khi vào trang Facebook thì bạn thường thấy những ảnh gì?

Dĩ nhiên là tùy theo danh sách bạn bè của mình mà Facebook sẽ hiển thị những nội dung khác nhau (là những thông tin mới cập nhật của bạn bè ấy), nhưng tôi tin chắc rằng thế nào cũng có ảnh của… thức ăn! Và có khi chính bạn, bạn vừa post lên trang Facebook của mình ảnh đĩa cơm đang ăn chăng?

Ảnh thức ăn trên Facebook có muôn hình vạn trạng, đủ loại thức ăn và được chụp trong muôn vàn tình huống.

Biên cương lá rơi, Thu Hà em ơi!

Dân miền Tây 10 người thì hết… 11 người thuộc bài ca vọng cổ Võ Đông Sơ của soạn giả Viễn Châu:

Biên cương lá rơi, Thu Hà em ơi
Đường dài mịt mù em không tới nơi…


Trong 11 người ấy, ai cũng biết Võ Đông Sơ bị trúng tên mà chết, bởi câu vọng cổ đầu tiên trong bài là:

Trời ơi, bởi sa cơ giữa chiến trường thọ tiễn, nên Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu (ớ ơ ờ)… Hà!


Thế nhưng cũng trong số… 11 người ấy, chắc chỉ có 1 người biết Võ Đông Sơ con cái nhà ai! 

Phây-búc bao la sầu

1.

Bây giờ chưa phải là mùa thu, và ngoài hiên không có giọt mưa thánh thót rơi, nhưng trước mắt tôi là cả một trời ảm đạm:

Ai nức nở thương đời? Châu buông mau, dương thế bao la sầu…

Đó là khi tôi nhìn vào Facebook, bao cảnh đời thương tâm diễn ra khiến tôi cảm thấy như trong gió thoảng mơ hồ, trong mưa thu ai khóc ai than hờ…

Này là ảnh 2 em bé ngồi ôm nhau với chú thích: “Mẹ nó mất vì ca sinh khó em nó. Bố vất vả làm lụng để nuôi 2 anh em nó. Nhưng không may tai nạn lao động xảy ra, ông cũng qua đời. Còn anh em nó... Biết làm sao đây? Hỡi mảnh đời bất hạnh..”

Kia là chuyện ông lão già trên 80 tuổi ngồi co ro bên lề đường bán me. Hàng ngày từ 4 giờ sáng ông đã lê tấm thân còm cõi của mình trèo cây me để hái trái, mặc tuổi già sức yếu, mặc cây trơn trợt, dễ té…


Bạn là... nhà á quân!

Hắn là phó chủ tịch hội Nhà báo tỉnh.

Tui là ông chủ một doanh nghiệp mua bán thiết bị tin học.

Là phó chủ tịch thường trực một hội nghề nghiệp, hắn luôn mong muốn cho anh em trong Hội được nâng cao trình độ nghiệp vụ. Ngoài việc tổ chức những buổi gặp gỡ, giao lưu, hắn muốn nâng tầm anh em nhà báo lên bằng cách trang bị cho họ những thiết bị kỹ thuật số như máy tính bảng, laptop, máy ảnh kỹ thuật số...

Là một doanh nhân, tui luôn muốn bán được nhiều hàng, trước là để có tiền trang trải chi phí, sau là có tiền lời bỏ túi! Thời buổi khó khăn, kiếm khách hàng đỏ con mắt, tui quay qua kiếm khách hàng từ bạn bè của mình.

Không chốn nương thân

Kịch bản phim của Hai Ẩu
Thể loại: Cao bồi Viễn Tây
(phim đang mời tài trợ)

Ghi chú: Để giữ bản quyền cho tác giả kịch bản, eChip chỉ đăng đoạn cuối kịch bản phim thôi. Các nhà tài trợ có nhã ý sản xuất phim này xin liên hệ trực tiếp tòa soạn eChip. 


Hai bóng người lầm lũi đi trên con đường vắng. Một người cao to, vác búa. Người còn lại nhỏ con, mặc áo nông dân, chít khăn trên đầu. Người cao to cất giọng ồm ồm nhưng đầy vẻ ai oán: 
  • Thế là hết! Từ nay ta không chốn nương thân! 

Vua ăn mày 2013



Cửa mở. Hai Ẩu giật mình nhìn thấy một… quái vật xuất hiện trước cửa nhà mình!

Không, đó chính là Ba Trợn trong bộ dạng thê thảm chưa từng có. Đầu tóc rối bù, áo quần sộc sệch, gương mặt thất thần. Nhìn xuống chân càng bi đát hơn, một chân còn giày, một chân chỉ còn chiếc vớ rách bươm, chiếc giày đã biến đi đâu mất.


Thông tin là quyền lực

Lớp học ấy gồm toàn các ông chủ doanh nghiệp nhỏ.

Doanh nghiệp nhỏ nhưng doanh số to. Ông nào cũng có doanh số hàng tỷ đồng mỗi tháng.

Doanh số to nhưng kiến thức về quản lý nhỏ, kiến thức về công nghệ thông tin lại càng nhỏ tí, vì họ xuất thân từ những ngành nghề truyền thống của gia đình chứ không phải thông qua các trường lớp về quản lý.

Hiểu biết về Ai Ti nhỏ, nhưng ai cũng có một cái laptop rất to… tiền. Gọi là lấy uy vậy mà.

Do đó họ mời thạc sĩ Lê Tèo tới để giảng về cách xài cái laptop, xài Ai Ti trong doanh nghiệp của mình.

Thạc sĩ Tèo nghĩ mà thương hại: Đường đường cũng là giám đốc như ai, mà các vị này không biết gửi email, không biết tìm kiếm thông tin trên mạng…

Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu!

Bà béo nọ kiện ông hàng xóm ra tòa vì tội xúc phạm danh dự cá nhân. Tòa hỏi:
  • Nguyên đơn hãy cho biết bị đơn xúc phạm danh dự cá nhân của mình như thế nào?
  • Dạ thưa tòa, nó gọi con là: Đồ hà mã!
  • Được. Nguyên đơn hãy cho biết sự xúc phạm này diễn ra khi nào?
  • Dạ, cách đây hơn một năm.
  • Hơn một năm? Vậy sao bây giờ mới kiện?
  • Dạ, tại hôm qua con vô sở thú chơi, con mới biết con hà mã nó như thế nào ạ!
Hắn đang rơi vào một tình trạng tương tự như vậy. Không ai chửi hắn là đồ hà mã, hắn chỉ đang chat qua mạng với một cô bạn mới quen. Ngôn ngữ chat thì hắn lơ mơ hiểu được, như: tình củm là tình cảm, bít rùi là biết rồi, nhìu wé  nhiều quá… Một số biểu tượng tình cảm hắn cũng đại khái hiểu được, như: :-) là cười vui, :-D là cười to, :-( là buồn… Nhưng hiểu lơ mơ thì chưa thể gọi là hiểu, ai biết đâu được khi cô bạn dùng biểu tượng để biểu lộ cảm xúc yêu ghét giận hờn với hắn mà hắn chẳng cảm được để đáp lại kịp thời thì có mà mang vạ. Hoặc có khi cô bạn dùng biểu tượng gì đó để mắng hắn là đồ khốn nạn, mà hắn chẳng hiểu gì cả cứ tỉnh bơ đáp lại là ok thì có phải là tệ chẳng kém cái chuyện Đồ hà mã ở trên hay không?

Thiên bồng nguyên soái ám... smartphone

Thiên Bồng nguyên soái là cách gọi cho đẹp, cho oai, cho lịch sự - còn gọi thẳng thừng đúng tên thì là… Con heo!

Tây Du Ký kể rằng Thiên Bồng nguyên soái ở trên trời, do tội say xỉndê dẩm Hằng Nga mà bị đày xuống trần gian làm yêu tinh nửa heo nửa người. Xuống trần, hắn cũng không chừa tật cũ, biến thành một chàng trai tuấn tú để đến Cao gia trang cưa cẩm nàng Cao Thúy Lan xinh đẹp. Chuyện không thành vì Tôn Ngộ Không đến và bắt gã heo này đi theo hầu Tam Tạng thỉnh kinh, lấy tên là Trư Bát Giới. Về sau, Tôn Ngộ Không cùng các bạn đồng hành thành Phật hoặc La hán, riêng Trư Bát Giới không được thế mà chỉ là Tịnh đàn sứ giả, chuyên lau dọn bàn thờ, để được tha hồ ăn hoa quả thừa trên bàn thờ cho hợp với tính tham ăn của hắn.

Trãi qua hàng ngàn năm, tưởng đâu Trư Bát Giới đã ở yên với vị trí Tịnh đàn sứ giả của mình, dè đâu hắn lại giở trò nhố nhăng khiến phải bị đày xuống trần gian lần nữa.

Đời đã sang trang… web


Văn Ngố làm nghề bán cám heo. Bữa nọ, ông được đồng nghiệp bán cám gà cho coi website, trên đó có hình chân dung và cơ ngơi bán cám gà của hắn. Cám gà hỏi cám heo rằng ông đã có trang web chưa? Văn Ngố chưa có, nhưng người ta có trang web, thì mình cũng phải có! Thế là Văn Ngố tìm đến một địa chỉ quảng cáo chuyên thiết kế website cho doanh nghiệp. 
  • Tui muốn thiết kế một website cho doanh nghiệp bán cám heo của mình! 
  • Dạ, có ngay. Chi phí là một triệu đồng. Chú cho con vài tấm hình chụp doanh nghiệp của chú, ảnh chân dung cùng tiểu sử của chú, vài dòng thuyết minh về doanh nghiệp. Ngày mai sẽ có liền website cho chú. 
  • Ủa, chỉ có vậy thôi hả? Dễ vậy, nhanh vậy và rẻ vậy hả? 
  • Dạ phải! Thời buổi hiện đại, siêu tốc mà chú. Đây, chú coi thử mấy website này, chú khoái cái nào cứ chỉ đi, tụi con sẽ làm website của chú y chang như vậy. 

Anh thấy em nhỏ xíu, nhỏ xíu anh thương


Từ xửa từ xưa, dân gian ta đã đúc kết ra một quy luật thế này: Càng làm lớn càng xài đồ nhỏ. Quan nhỏ thì ở nhà lớn (chung cư, cư xá...), quan lớn thì ở nhà nhỏ (nhà riêng, biệt thự...). Quan nhỏ thì đi xe lớn (xe bus), quan lớn thì đi xe nhỏ (xe con). Quan nhỏ thì (chỉ) có vợ lớn, quan lớn thì có (thêm) vợ nhỏ.

Ngày nảy ngày nay, xét trong lĩnh vực ai-ti, quy luật này cũng đúng luôn. Quan nhỏ thì xài máy lớn (máy tính để bàn), quan lớn thì xài máy nhỏ (máy laptop). Nếu chỉ xét riêng cái laptop thì quy luật lại càng đúng hơn nữa, cái laptop to dềnh, nặng 2 ký rưỡi, 3 ký - giá rẻ - thì dành cho quan nhỏ, còn cái laptop nhỏ xíu cỡ Sony Vaio nặng chừng ký rưỡi – mắc tiền - là tiêu chuẩn dành cho quan lớn!

Bởi vậy nên mới có câu: Anh thấy em nhỏ xíu, nhỏ xíu... anh thương!

Hình này chỉ để minh họa câu: "Nước chảy liu riu, lục bình trôi líu ríu. Anh thấy em nhỏ xíu anh thương". Không có liên quan gì đến các nhân vật trong bài đâu nhen!
...

Ễnh ương lên trời



Chuyện ầm ĩ bắt đầu khi mệnh phụ phu nhân Ễnh ương đọc thấy bài nói về mình trên tờ báo mạng Thằn lằn. Cho rằng bài báo đã xâm phạm đời tư và xúc phạm đến nhân thân của mình, quý bà Ễnh ương quyết tâm kiện báo Thằn lằn ra trước tòa.

Sếp Thằn lằn bực bội lắm, mắng biên tập viên Thằn lằnAnh đã dặn chú rồi, có đâm thọc thì đâm thọc tụi ếch nhái thôi. Ễnh ương to mồm to miệng lắm, đụng vô là nó kêu inh ỏi, ai mà chịu thấu!

Anh biên tập viên Thằn lằn lúng túng một chút rồi cười khì: Bả kiện mình hổng được đâu sếp, vì bài đó đâu phải của mình! Mình chỉ xào lại từ bài của báo khác rồi thêm chút hành tiêu tỏi ớt thôi mà!

Tình nghĩa đôi ta có thế thôi

Thông báo đóng cửa từ ngày 1/12/2012, nhưng Multiply vẫn thoi thóp trong vài tháng, để rồi chính thức tắt thở hồi giữa tháng Ba vừa qua.

Mặc dù chuẩn bị tinh thần từ lâu, nhưng những người sử dụng Multiply vẫn cảm thấy xúc động, nghẹn ngào khi truy cập vào trang web thân quen multiply.com của mình thì đã cửa đóng then cài.

Ồ, nhưng Multiply vẫn còn đó mà, nó chỉ đóng cửa đối với người Việt Nam - hay nói đúng hơn, là đóng bản Multiply quốc tế thôi. Multiply Indonesia và Phillipines vẫn còn, thậm chí hoạt động tốt hơn trước nữa. Đây là trang Multiply của Indonesia:



Đông như chùa Bà Đanh!

Chùa Bà Đanh là một ngôi chùa nổi tiếng, không phải bởi quy mô hoành tráng hay kiến trúc đặc sắc, cũng không phải bởi sự linh thiêng, mà bởi nó… vắng! Chùa Bà Đanh vắng một cách lẫy lừng thiên hạ đến nỗi có câu thành ngữ: Vắng như chùa Bà Đanh!



Chùa Bà Đanh có tên chữ là Bảo Sơn tự, tọa lạc tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa nằm bên bờ sông Đáy, giữa một khu rừng hoang vắng. Có lẽ vì vậy mà có câu Vắng như chùa Bà Đanh. Thế nhưng đó là chuyện ngày xưa, còn bây giờ chùa đâu có vắng! Khách đến chùa ngoài phật tử còn có khách du lịch đến ngoạn cảnh, vì cảnh quan nơi đây rất đẹp, nhưng đông nhất là những người khách tò mò đến để xem vắng như chùa Bà Đanh là như thế nào! Thế nên chùa rất đông, đông như chùa Bà Đanh!

Vậy là có một nghịch lý: vì chùa Bà Đanh quá vắng, vắng đến mức nổi tiếng, cho nên chùa Bà Đanh quá đông!


Chuyện 1001 đêm: Ông thần ve chai


Ngày xưa, lâu lắm rồi (khoảng năm 2013), tại một làng quê ven biển có ông lão đánh cá nghèo khó nhưng rất cần cù. Một buổi sớm tinh mơ, như mọi sớm mai khác, ông ra biển đánh cá. Buồn thay, ông lão quăng mấy mẻ lưới mà chỉ được toàn cành khô, rác rưởi, trong lưới loảng xoảng tiếng vỏ lon bia va chạm vào nhau. Vừa cằn nhằn rằng biển càng ngày càng dơ do phát triển du lịch, ông lão vừa quăng ra mẻ lưới cuối cùng, thầm mong sẽ có nhiều cá !

Lần này tấm lưới cũng nằng nặng làm lòng ông mừng khấp khởi. Ôi trời, khi kéo lên thì chẳng có cá, chẳng có rác, cũng chẳng có vỏ lon bia mà chỉ có… một chai bia. Chán như con gián, ông buồn tình quan sát chai bia và ngạc nhiên thấy rằng đây chẳng phải chai bia rỗng! Nắp chai còn vặn chặt, điều đó chứng tỏ bên trong chai còn bia. Ông lão nhủ thầm: còn nước còn tát, còn bia còn uống, không có cá để ăn thì khui bia để uống vậy! Thế là ông lão đánh cá khui chai bia.

Bụp một cái, có làn khói xám từ trong chai bay ra, vươn lên trời cao rồi làn khói từ từ tụ lại thành hình một… ông thần. 



Người ấy... là đứa nào?


Tớ đang ngồi xem phim trên ti vi. Tớ không phải dạng người ghiền xem ti vi đâu nhé, chẳng qua là dạo này kinh tế khó khăn, công việc đình trệ, tớ không biết làm gì nên đành xem ti vi để xả stress vậy!

Đó là bộ phim Tàu Tam quốc diễn nghĩa (ấy, đừng trách tại sao tớ không coi phim Việt mà lại coi phim Tàu nhé, tớ chỉ đụng gì coi nấy thôi, mà nhà đài lại khoái chiếu phim Tàu mới chết!). Phim có thuyết minh tiếng Việt, đang đến đoạn 3 anh em Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi uýnh nhau tưng bừng với Lữ Bố.


Bác Ba Phi đến thăm


Bác Ba Phi tự dưng xuất hiện trước của nhà làm Hai Ẩu vừa mừng vừa hết hồn. Hai Ẩu hỏi ổng từ Cà Mau lên đây có chuyện chi, bác Ba Phi cười rổn rảng trả lời: Tết nhứt tao tới thăm bây chớ chi. Với lại dạo này nghe nói thương mại điện tử và mạng xã hội ở đây phát triển bộn nên tao tới thăm coi thiệt tình sự thể nó ra sao.

Hai Ẩu tròn mắt hỏi: Bác cũng biết thương mại điện tử và mạng xã hội nữa à? Tưởng bác chỉ biết nói dóc thôi chớ!

Bác Ba Phi cười hềnh hệch nói: Bây lạc hậu quá! Ba Phi thời thế giới phẳng phải khác Ba Phi hồi nẳm chớ! Nghe đâu bữa giờ có nhiều cái hội thảo về mạng xã hội và thương mại điện tử lắm hả. Đâu, hội thảo nói gì, bây cho qua coi chút coi (mấy nay qua đi xe đò, hổng có dzô mạng đọc tin được).

Hai Ẩu mở máy, truy cập Internet để bác Ba Phi coi nội dung các buổi hội thảo và giao lưu trực tuyến.

Bồng bềnh trên mây


Dạo này thiên hạ xôn xao với điện toán đám mây, thế nên thiên thượng - tức là chốn thiên đình – cũng không kém phần chộn rộn. Điểm khác nhau là ở trần gian người ta nói đến điện toán đám mây tức là nói… chuyện trên trời, còn ở trên trời nói điện toán đám mây tức là nói chuyện ngay đây. Bởi vì người thượng giới đi trên mây mà!

Bạn đừng nghĩ người ở trên mây sẽ am tường điện toán đám mây mà lầm nhé. Đã nói là họ đi trên mây! Mỗi vị nghĩ một cách, hiểu một đàng, cứ phiêu phiêu bồng bồng vẩn vơ chẳng đâu vào đâu cả!

Như Nam Tào chẳng hạn, ông nghe nói rằng với điện toán đám mây, từ đây dữ liệu sẽ bồng bềnh trên mây, cho dù mây có chập chùng dưới chân đi nữa thì lòng ông vẫn bồn chồn. Sổ Nam Tào do ông cai quản đã ngàn vạn năm nay, chẳng lẽ giờ đây phó mặc cho đám mây lang thang nào đó? Nam Tào cảm thấy trong lòng bất an vì không biết theo mây bay như vậy có an toàn cho quyển sổ sinh tử của ông không, liệu có gã hacker nào xóa, sửa trong sổ để thay đổi mệnh trời hay không? Ông cũng cảm thấy phiền lòng vì quyền uy của mình như bị giảm đi. Ngày nào còn ôm quyển sổ Nam Tào nắm chuyện tử sinh của hàng tỷ người, nay ngơ ngác nhìn mây trôi, thử hỏi có nao lòng không chứ?

So tài thám tử

Chuyến xe buýt Sài Gòn – Biên Hòa kéo dài hơn một giờ đồng hồ.

Bạn có thể giết thời giờ bằng cách… ngủ. Thế nhưng đối với một thiên tài như Hai Ẩu thì cách đó xoàng quá, Hai Ẩu giết thời giờ bằng cách làm thám tử Sherlock Holmes. Quan sát hành vi của hành khách trên xe, từ đó phân tích họ là ai, ở đâu, làm nghề gì. Quả là một trò tiêu khiển thú vị và đầy chất trí tuệ!

Hành khách trên xe thì nhiều, nam nữ, ông già bà già, trẻ con…, nhưng Hai Ẩu chỉ quan tâm đến phụ nữ trẻ (đẹp càng tốt) vì như thế điệp vụ này mới tăng phần hấp dẫn.

Ngồi song song với hàng ghế của Hai Ẩu là một cô gái trẻ xinh xắn. Cô nàng diện bộ đồ thật model, xách cái túi hàng hiệu, tóc xì-tin. Cô nàng móc trong túi ra một cái iPhone, và cứ cách chừng 10 phút lại tíu tít gọi cho ai đó. Hai Ẩu nghe được nội dung trao đổi như thế này: