Thế rồi tại nơi sinh sống của con khỉ, người ta phát hiện ra tác giả game là khỉ. Các nhà lập trình nghiêm túc, và cả các nhà-chưa-hề-lập-trình đều lên tiếng dè bỉu rằng game Jumpy Monkey chỉ là trò khỉ, đồ họa xấu òm, ý tưởng nghèo nàn. Một số chuyên gia tâm lý cho rằng khỉ là nòi giống ưa bắt chước, vậy ắt hẳn game này là ăn cắp bản quyền rồi chớ khỉ tài ba gì mà sáng tạo ra được game hấp dẫn như vậy. Chuyên gia tài chính thì cảnh báo rằng khỉ không có mã số thuế thu nhập cá nhân, không có đăng ký kinh doanh, ắt hẳn là nó trốn thuế thu nhập (do thu nhập từ quảng cáo trên game).
Mệt mỏi quá, khỉ bèn rút game xuống, không cho chơi nữa.
Rồi khỉ lập một kênh Vlog trên YouTube, mang tên “Xin lỗi, anh chỉ là con khỉ”. Với sự duyên dáng và nội dung hấp dẫn của khỉ, kênh “Xin lỗi, anh chỉ là con khỉ” nhanh chóng thu hút hàng triệu lượt xem và like. Khỉ trở nên nổi tiếng và có thu nhập cao.
Đến đây, các nhà đạo đức vào cuộc. Họ cho rằng đây là một sự phỉ báng con người, vì tại sao không coi video của người mà lại ùa nhau coi video của khỉ? Chẳng lẽ khỉ mà lại hay hơn người à? Họ lại còn lên tiếng cảnh báo rằng những nội dung khỉ trình bày trong Vlog của mình toàn là trò khỉ, sự phát tán những nội dung ấy sẽ làm băng hoại đạo đức người xem.
Đến nước này, một cuộc họp được tổ chức để bàn chuyện con khỉ. Nội dung cuộc họp được tóm tắt như sau:
Có ý kiến cho rằng, đây là con khỉ có bộ óc phi thường, vì thế nên noi gương Từ Hi thái hậu làm món óc khỉ cho mọi người cùng chén, ắt là sẽ được thông minh như... khỉ! Đề nghị quá dung tục này bị bác bỏ ngay từ đầu.
Giải pháp được thảo luận nhiều nhất là cho con khỉ vào làm việc tại một đơn vị IT nào đó để khai thác và phát huy năng lực của nó. Thế nhưng có 3 điều khiến giải pháp này không thể thực hiện:
Thứ nhất, muốn làm việc phải có hồ sơ xin việc và lý lịch. Lý lịch khỉ ai mà xài?
Thứ hai, giả sử cho phép phá lệ để cho con khỉ đi làm việc thì sao? Lấy gì bảo đảm rằng nó không giở trò khỉ nơi làm việc?
Thứ ba, giả sử con khỉ này sẽ làm việc rất tốt. Vậy chẳng lẽ khỉ lại giỏi hơn người à? Đây sẽ là một sự sỉ nhục, không chỉ cho nhân viên công ty nọ, mà cho cả loài người nữa.
Mệt mỏi quá, khỉ bèn rút game xuống, không cho chơi nữa.
Rồi khỉ lập một kênh Vlog trên YouTube, mang tên “Xin lỗi, anh chỉ là con khỉ”. Với sự duyên dáng và nội dung hấp dẫn của khỉ, kênh “Xin lỗi, anh chỉ là con khỉ” nhanh chóng thu hút hàng triệu lượt xem và like. Khỉ trở nên nổi tiếng và có thu nhập cao.
Đến đây, các nhà đạo đức vào cuộc. Họ cho rằng đây là một sự phỉ báng con người, vì tại sao không coi video của người mà lại ùa nhau coi video của khỉ? Chẳng lẽ khỉ mà lại hay hơn người à? Họ lại còn lên tiếng cảnh báo rằng những nội dung khỉ trình bày trong Vlog của mình toàn là trò khỉ, sự phát tán những nội dung ấy sẽ làm băng hoại đạo đức người xem.
Đến nước này, một cuộc họp được tổ chức để bàn chuyện con khỉ. Nội dung cuộc họp được tóm tắt như sau:
Có ý kiến cho rằng, đây là con khỉ có bộ óc phi thường, vì thế nên noi gương Từ Hi thái hậu làm món óc khỉ cho mọi người cùng chén, ắt là sẽ được thông minh như... khỉ! Đề nghị quá dung tục này bị bác bỏ ngay từ đầu.
Giải pháp được thảo luận nhiều nhất là cho con khỉ vào làm việc tại một đơn vị IT nào đó để khai thác và phát huy năng lực của nó. Thế nhưng có 3 điều khiến giải pháp này không thể thực hiện:
Thứ nhất, muốn làm việc phải có hồ sơ xin việc và lý lịch. Lý lịch khỉ ai mà xài?
Thứ hai, giả sử cho phép phá lệ để cho con khỉ đi làm việc thì sao? Lấy gì bảo đảm rằng nó không giở trò khỉ nơi làm việc?
Thứ ba, giả sử con khỉ này sẽ làm việc rất tốt. Vậy chẳng lẽ khỉ lại giỏi hơn người à? Đây sẽ là một sự sỉ nhục, không chỉ cho nhân viên công ty nọ, mà cho cả loài người nữa.
Tưởng đã bế tắc, bỗng có người đưa ra một sáng kiến tuyệt vời, được nhất trí tuyệt đối 100%: Đưa con khỉ vô sở thú để biểu diễn cho khách tham quan xem. Với giải pháp này, có thể sử dụng được năng lực của con khỉ, mà lại còn tôn vinh con người nữa! Tôn vinh thế nào ư? Thì đấy, ở đây khỉ mà còn giỏi vậy, huống hồ gì là người!
Thế là một ngày đẹp trời nọ, con khỉ ấy được đưa vào sở thú, và được cho một cái laptop second-hand để biểu diễn.
Rõ khỉ, khỉ lập trình đâu phải khỉ làm xiếc. Coi khỉ làm xiếc thì thú vị, chứ coi một con khỉ ngồi gõ máy tính thì chán mớ đời. Nên sau vài ngày tò mò chẳng ai thèm coi khỉ nữa.
Về phía con khỉ, nó đâm ra chán nản. Nó không biết phải làm gì, làm cho ai. Càng ngày, khỉ càng ít tiếp xúc với laptop. Nó quay lại với những trò leo trèo, nhảy nhót theo đúng bản năng của mình. Có nghĩa là càng ngày nó càng giống khỉ hơn trước.
Cho đến một ngày, khỉ ta quên luôn cái laptop.
Hiện nay, con khỉ này vẫn còn ở trong sở thú. Muốn gặp nó, bạn có thể đi từ ngoài vào, đến chuồng khỉ thứ… À mà thôi, bây giờ nó chẳng có gì lạ so với những con khỉ khác trong sở thú, gặp để làm gì!
Sao, bạn nói rằng chuyện khỉ vậy mà cũng viết hả? Thì từ đầu tui đã đặt tựa là chuyện con khỉ mà, ai biểu bạn đọc làm chi?
Thế là một ngày đẹp trời nọ, con khỉ ấy được đưa vào sở thú, và được cho một cái laptop second-hand để biểu diễn.
Rõ khỉ, khỉ lập trình đâu phải khỉ làm xiếc. Coi khỉ làm xiếc thì thú vị, chứ coi một con khỉ ngồi gõ máy tính thì chán mớ đời. Nên sau vài ngày tò mò chẳng ai thèm coi khỉ nữa.
Về phía con khỉ, nó đâm ra chán nản. Nó không biết phải làm gì, làm cho ai. Càng ngày, khỉ càng ít tiếp xúc với laptop. Nó quay lại với những trò leo trèo, nhảy nhót theo đúng bản năng của mình. Có nghĩa là càng ngày nó càng giống khỉ hơn trước.
Cho đến một ngày, khỉ ta quên luôn cái laptop.
Hiện nay, con khỉ này vẫn còn ở trong sở thú. Muốn gặp nó, bạn có thể đi từ ngoài vào, đến chuồng khỉ thứ… À mà thôi, bây giờ nó chẳng có gì lạ so với những con khỉ khác trong sở thú, gặp để làm gì!
Sao, bạn nói rằng chuyện khỉ vậy mà cũng viết hả? Thì từ đầu tui đã đặt tựa là chuyện con khỉ mà, ai biểu bạn đọc làm chi?
Hai Ẩu
eChip M! Xuân Bính Thân 2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét